Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

BỎ LỠ ÂN SỦNG


SUY NIỆM
Tôi được người bạn kể lại câu chuyện như sau: Hai thiếu nữ đồng nghiệp, cùng lý tưởng sống với nhau. Bình thường, xem ra họ thương nhau. Lo lắng cho nhau từng miếng ăn, giấc ngủ, kể cả vật chất rất đầy đủ. Nhưng khi có chuyện gì đó không vừa ý .Tức khắc, người chị sửa dạy người em với cung giọng la mắng không còn chỗ nào để diễn tả, cho tôi một cảm nhận là mạt sát hơn là dạy dỗ, có khi còn có hành động ném đồ… chị rất nóng tính và dường như không làm chủ được bản thân trong cơn giận của mình. Vì cách hành xử như vậy thường xảy ra, nên người em cảm thấy bị tổn thương, căng thẳng và mệt mỏi… Còn nữa khi vui chị em làm việc công tác với nhau vui vẻ, khi nóng giận lên chị tỏ thái độ loại trừ đến không ngờ. Người em cảm thấy shock và hụt hẫng…Khi nghe câu chuyện, tôi thấy xót xa cho cả hai.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng cho tôi một nỗi lòng tương tự. Người dân vùng Ghê-ra-sa đã cảm nhận được ân sủng Thiên Chúa qua một người đàn ông đã được Chúa Giêsu chữa lành khỏi quỷ ám, nhưng rồi họ đã bỏ lỡ cơ hội, từ chối ơn ban của Thiên Chúa, khi họ xin Chúa Giêsu ra khỏi thành của họ. Vì họ thấy việc Chúa Giêsu làm không theo cách của họ.
Cả hai câu chuyện thực tế của cuộc sống và câu chuyện Tin Mừng đều cho tôi một câu hỏi. Tại sao chúng ta sống với nhau lại đối xử với nhau như vậy. Sống với nhau, tại sao chúng ta lại dùng lưỡi của mình là con dao hai lưỡi để cắt tỉa người khác thay vì phải cắt tỉa mình. Tôi con nhớ một nhà tâm lý nói: “Chúng ta đừng bao giờ làm tổn thương người khác. Vì chúng ta không có khả năng chữa lành. Nhưng chỉ có Thiên Chúa - Đấng gây nên thương tích và Đấng sẽ chữa lành mà thôi”.
Một lần nữa, tôi tự vấn mình, có bao giờ tôi làm tổn thương người khác bằng chính lời nói của tôi? Là người sống với nhau tôi có nên la mắng to tiếng? Càng la mắng to tiếng càng hạ thấp chính tôi.
Có giây phút nào đó, tôi đã bỏ lỡ ân sủng và ơn chữa lành của Thiên Chúa khi chỉ biết nhìn vào cuộc sống như là một cơ hội cho riêng mình, thay vì sống hết mình cho Thiên Chúa và tha nhân trong giây phút hiện tại.
 Chúng ta cùng đọc lại Tin Mừng Thánh Mac-cô để giúp ta nhận thấy mình,cảm thông với tha nhân và yêu mến Thiên Chúa hơn.

TIN MỪNG Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô. (Mc 5, 1-20)

Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ sang bờ biển bên kia, đến địa hạt Giêrasa. Chúa Giêsu vừa ở thuyền lên, thì một người bị quỷ ô uế ám từ các mồ mả ra gặp Người. Người đó vẫn ở trong các mồ mả mà không ai có thể trói nổi, dù dùng cả đến dây xích, vì nhiều lần người ta đã trói anh ta, gông cùm xiềng xích lại, nhưng anh ta đã bẻ gãy xiềng xích, phá gông cùm, và không ai có thể trị nổi anh ta. Suốt ngày đêm anh ta ở trong mồ mả và trong núi, kêu la và lấy đá rạch mình mẩy. Thấy Chúa Giêsu ở đàng xa, anh ta chạy đến sụp lạy Người và kêu lớn tiếng rằng: "Hỡi ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, ông với tôi có liên hệ gì đâu? Vì danh Thiên Chúa, tôi van ông, xin chớ hành hạ tôi". Nhưng Chúa Giêsu bảo nó rằng: "Hỡi thần ô uế, hãy ra khỏi người này". Và Người hỏi nó: "Tên ngươi là gì?" Nó thưa: "Tên tôi là cơ binh, vì chúng tôi đông lắm". Và nó nài xin Người đừng trục xuất nó ra khỏi miền ấy.
Gần đó, có một đàn heo đông đảo đang ăn trên núi, những thần ô uế liền xin Chúa Giêsu rằng: "Hãy cho chúng tôi đến nhập vào đàn heo". Và Chúa Giêsu liền cho phép. Các thần ô uế liền xuất ra và nhập vào đàn heo, rồi cả đàn chừng hai ngàn con lao mình xuống biển và chết đuối. Những kẻ chăn heo chạy trốn và loan tin đó trong thành phố và các trại. Người ta liền đến xem việc gì vừa xảy ra. Họ tới bên Chúa Giêsu, nhìn thấy kẻ trước kia bị quỷ ám ngồi đó, mặc quần áo và trí khôn tỉnh táo, và họ kinh hoảng. Những người đã được chứng kiến thuật lại cho họ nghe mọi sự đã xảy ra như thế nào đối với người bị quỷ ám và đàn heo. Họ liền xin Chúa Giêsu rời khỏi ranh giới họ. Khi Người xuống thuyền, kẻ trước kia bị quỷ ám xin theo Người. Nhưng người không cho mà rằng: "Con hãy về nhà với thân quyến, và loan truyền cho họ biết những gì Thiên Chúa đã làm cho con và đã thương con". Người đó liền đi và bắt đầu tuyên xưng trong miền thập tỉnh, tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm cho anh ta, và mọi người đều thán phục.


LỜI NGUYỆN

Lạy Thiên Chúa Đấng giàu lòng thương xót và rất mực từ nhân. Xin cho con biết đón nhận Chúa qua mọi biến cố Chúa gởi đến cho con. Đồng thời xin Chúa tha thứ cho con khi con chưa biết tôn trọng, yêu thương tha nhân qua cách hành xử thiếu tế nhị và thiếu yêu thương của con. Amen.


M.Prudence, SPP

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

ÂN SỦNG CHÚA MỞ LỐI ĐI


TIN MỪNG theo Thánh Marcô. Mc 5, 1-20
Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ sang bờ biển bên kia, đến địa hạt Giêrasa. Chúa Giêsu vừa ở thuyền lên, thì một người bị quỷ ô uế ám từ các mồ mả ra gặp Người. Người đó vẫn ở trong các mồ mả mà không ai có thể trói nổi, dù dùng cả đến dây xích, vì nhiều lần người ta đã trói anh ta, gông cùm xiềng xích lại, nhưng anh ta đã bẻ gãy xiềng xích, phá gông cùm, và không ai có thể trị nổi anh ta. Suốt ngày đêm anh ta ở trong mồ mả và trong núi, kêu la và lấy đá rạch mình mẩy. Thấy Chúa Giêsu ở đàng xa, anh ta chạy đến sụp lạy Người và kêu lớn tiếng rằng: "Hỡi ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, ông với tôi có liên hệ gì đâu? Vì danh Thiên Chúa, tôi van ông, xin chớ hành hạ tôi". Nhưng Chúa Giêsu bảo nó rằng: "Hỡi thần ô uế, hãy ra khỏi người này". Và Người hỏi nó: "Tên ngươi là gì?" Nó thưa: "Tên tôi là cơ binh, vì chúng tôi đông lắm". Và nó nài xin Người đừng trục xuất nó ra khỏi miền ấy.
Gần đó, có một đàn heo đông đảo đang ăn trên núi, những thần ô uế liền xin Chúa Giêsu rằng: "Hãy cho chúng tôi đến nhập vào đàn heo". Và Chúa Giêsu liền cho phép. Các thần ô uế liền xuất ra và nhập vào đàn heo, rồi cả đàn chừng hai ngàn con lao mình xuống biển và chết đuối. Những kẻ chăn heo chạy trốn và loan tin đó trong thành phố và các trại. Người ta liền đến xem việc gì vừa xảy ra. Họ tới bên Chúa Giêsu, nhìn thấy kẻ trước kia bị quỷ ám ngồi đó, mặc quần áo và trí khôn tỉnh táo, và họ kinh hoảng. Những người đã được chứng kiến thuật lại cho họ nghe mọi sự đã xảy ra như thế nào đối với người bị quỷ ám và đàn heo. Họ liền xin Chúa Giêsu rời khỏi ranh giới họ. Khi Người xuống thuyền, kẻ trước kia bị quỷ ám xin theo Người. Nhưng người không cho mà rằng: "Con hãy về nhà với thân quyến, và loan truyền cho họ biết những gì Thiên Chúa đã làm cho con và đã thương con". Người đó liền đi và bắt đầu tuyên xưng trong miền thập tỉnh, tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm cho anh ta, và mọi người đều thán phục.
SUY NIỆM:

      Một khúc quanh trên đường không phải là kết thúc con đường … trừ phi bạn không chịu rẽ.(sưu tầm)

 Đúng thế, Thiên Chúa tạo dựng nên con người và Người vạch ra nhiều con đường ân huệ để con người sống hạnh phúc. Chúa cho con người tự do chọn lựa.Nhưng lòng thương xót của Chúa không bao giờ bỏ mặc con cái Ngài bước vào con đường sự dữ. Như Tin Mừng của thánh Marco tường thuật hôm nay, chúng ta có thể thấy người thanh niên Ghê-ra-sa đã và đang đứng trên con đường của sự dữ, chịu sự thống trị của ma quỷ. Thế mà, anh ta lại chối từ ơn chữa lành của Chúa. Dù vậy, Thiên Chúa không bỏ mặc anh, Người đã chữa anh lành và bảo anh trở về loan truyền cũng như làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa cho những người thân yêu và những người chung quanh: “Anh cứ về nhà với thân nhân và loan tin cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh và Người đã thương anh như thế nào” (Mc 5,19).

          Cũng thế, trong cuộc sống đôi khi chúng ta thường đứng trước sự do dự, không phân biệt được đâu là điều tốt đâu là điều xấu. Vì ngày nay, ma quỷ len lỏi vào trong cuộc sống con người một cách tinh vi, nó đội lên mình với vẻ bên ngoài hết sức hấp dẫn và thu hút lòng người. Nên nhiều khi chúng ta bỏ lỡ ân huệ của Chúa mà không hay. Cuộc sống của chúng ta, từng giây từng phút đều là ân huệ Chúa ban. Do đó, chúng ta hãy sống giây phút hiện tại cho thật tốt như là một con đường luôn dẫn đưa chúng ta đến hạnh phúc.



LỜI NGUYỆN:

            Lạy Chúa Giê-su xin ban thêm đức tin cho con, để con biết nhạy bén trước sự hiện diện của Chúa và nhận ra ân sủng Chúa luôn tuôn tràn trên đời sống của  con.Amen

Nữ tu M.Dina Hoàng Thị Tố Liên, SPP

NỖI LÒNG NGƯỜI THA HƯƠNG


    TIN MỪNG (Lc 4, 16-30)
Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe."22 Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.
23 Người nói với họ: "Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào! "24 Người nói tiếp: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. 25 "Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en;26 thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn.27 Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi."
28 Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ.29 Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành -thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực.30 Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

SUY NIỆM  
    Ai đã một lần đi xa nhà, xa gia đình, xa quê hương mà không một lần mong ngày trở về, được gặp lại những người thân trong gia đình, bạn bè, bà con lối xóm…
 Chúa Giêsu cũng mang trong mình tâm trạng đó, sau những ngày đi rao giảng Tin Mừng, hôm nay Người trở lại ngôi làng Nadaret thân thương .Tại đây, Ngài vẫn làm những công việc thường làm là đọc sách thánh và giảng dạy , mọi người đều thán phục, ngạc nhiên trước những lời miệng Người nói ra.Thế nhưng,vì quá rõ về gia đình của Chúa “Ông này không phải là con ông Giuse và bà Maria đó sao?” . Họ biết quá rõ thân thế của Chúa: xuất thân từ đâu, con ai, làm nghề gì thế nhưng họ lại không biết gì về con người của Chúa - họ không tin những gì Chúa đã làm, họ thách thức Chúa “Hãy làm tại quê hương ông xem nào?”. Họ nghĩ rằng nếu là ngôn sứ xuất thân từ đây thì phải làm nhiều phép lạ hon những chỗ khác cho quê hương mình.Chắc Chúa buồn lắm vì nếu họ đã không tin thi dù Người có làm bao nhiêu phép lạ họ cũng chẳng tin, nên Ngưòi đã không làm bất cứ phép lạ nào tại quê hương mình.
Còn một lý do khác nữa, khiến cho họ không thể đón nhận Đức Giê-su, đó là lòng ghen tị. Người ghen tị không chấp nhận sự khác biệt ; họ ham muốn và muốn sở hữu tất cả những điều tốt mà người khác có. Nhưng điều này là không thể được ; và thay vì bình an đón nhận sự khác biệt, họ tìm cách phá hủy những điều tốt nơi người khác ; hay ít nhất, cảm thấy vui mừng và hả hê khi người khác bị tai họa. Và đó chính là thái độ ghen gị của những người lắng nghe Đức Giê-su trong Tin Mừng. Trước hết, họ lắng nghe Đức Giê-su với lòng thán phục ; nhưng sau đó, họ muốn Đức Giê-su cũng làm những gì mà Ngài đã làm ở những nơi khác : « Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào! » Và dường như Đức Giê-su cố ý làm cho lòng ghen tị này phải lộ ra với tất cả sức mạnh hủy diệt của nó, khi kể lại chuyện của các ngôn sứ Elia va Elisa. Hơn nữa, Đức Giê-su đã so sánh số phận của mình với số phận của các ngôn sứ : « không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. »


     LỜI NGUYỆN  
  Lạy Chúa, chưa chắc gì con đã hơn những người dân làng Na-da-rét ngày xưa. Con được học hỏi Kinh Thánh, giáo lý của Chúa, con tự hào mình là người công giáo, là người có đạo nhưng thật sự con chưa sống đạo tốt. Xin Chúa ban cho con ánh mắt và tâm hồn yêu mến để con nhìn thấy cuộc đời con là chuỗi phép lạ Chúa vẫn thực hiện  và phép lạ lớn nhất trong cuộc sống của con là: sự sống và lương thực Chúa ban cho con trong Bí Tích Thánh Thể. Xin cho con yeu mến Chúa trên hết mọi sự. Amen.

Nt. M. Deothela Nhã Phương, SPP


ĐỂ KINH THÁNH ỨNG NGHIỆM




TIN MỪNG (Lc 4, 16-30)
Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe."22 Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.
23 Người nói với họ: "Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào! "24 Người nói tiếp: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. 25 "Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en;26 thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn.27 Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi."
28 Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ.29 Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành -thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực.30 Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.
SUY NIỆM
1. Lời của Đức Giê-su
Khi Ngài tràn đầy Thần Khí (c. 14), Đức Giê-su mới bắt đầu giảng dạy. Chúng ta hãy ngạc nhiên về điều này: Đức Giê-su vẫn chưa làm phép lạ nào, chưa làm điều gì lạ thường, Ngài mới chỉ nói thôi; và lời của Ngài đánh động người nghe đến độ Ngài được mọi người tôn vinh:
Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. (c. 22)
Ước gì chúng ta cũng biết tôn vinh và ca tụng Chúa, khi lắng nghe Lời của Ngài trong cầu nguyện. Và nhất là, kể từ hôm nay, chúng ta không thể sống, nếu không, có thể nói, “ăn” lời của Ngài. Bởi vì, sự sống của chúng ta không chỉ cần của ăn và các phương tiện đáp ứng nhu cầu (ăn mặc, nhà cửa, sức khỏe, học tập, việc làm, phương tiện đủ loại), nhưng còn cần lời nói nữa, lời nói yêu thương, soi sáng, tha thứ, đón nhận, cảm thông, bao dung. Thiếu những lời này, chúng ta không thể sống được. Và Lời Chúa là những lời như thế và làm cho chúng ta nói được với nhau những lời như thế.
2. Kinh Thánh được hoàn tất
Nhưng Đức Giê-su giảng dạy điều gì? Cả bốn Tin Mừng sẽ kể lại cho chúng ta những lời ân sủng của Chúa. Nhưng, Tin Mừng theo thánh Luca kể lại một trong những lời giảng của Chúa, và đó là một lời giảng vô cùng đơn giản: Ngài mở Sách Thánh, đọc một đoạn; sau đó cuộn lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống; cuối cùng Ngài nói: “Hôm này đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quí vị vừa nghe”.
Xin cho chúng ta hiểu được phần nào tầm mức của biến cố trọng đại này. Lời ngôn sứ Isaia: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (c. 18-19), được thực hiện nơi những gì Đức Giê-su nói và làm.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là dấu chỉ của ơn tha thứ, chữa lành và tái sinh cho sự sống hôm nay và cho sự sống mới bởi mầu nhiệm Vượt Qua. Vì thế, lời ngôn sứ được ứng nghiệm hướng tới và phải được hiểu ở mức độ toàn bộ Kinh Thánh: toàn bộ Kinh Thánh loan báo mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Ki-tô và mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Ki-tô hoàn tất toàn bộ Kinh Thánh (x. Lc 24, 44). Thực vậy, ý định muốn giết Đức Giê-su và Ngài “vượt qua” giữa họ mà đi (c. 28-30) mời gọi chúng ta hiểu biến cố hạn hẹp ở Nazareth ở mức độ mầu nhiệm Vượt Qua.
Và bởi vì Kinh Thánh kể lại lịch sử của những con người cụ thể giống như mỗi người chúng ta, đầy những thăng trầm, lầm lỗi và bị Sự Dữ chi phối, cuộc đời của mỗi người chúng ta cũng “loan báo” Đức Ki-tô và Đức Ki-tô cũng đã “hoàn tất” cuộc đời của mỗi người chúng ta. Chính sự tương hợp này đã đem lại kinh nghiệm thiêng liêng “con tim bừng cháy” cho hai môn đệ Emmau (x. Lc 24, 22) và cho chúng ta hôm nay.
3. Biết và tin
Những người cùng quê với Đức Giê-su, khi nghe Ngài giảng giải Lời Chúa, lúc đầu họ đã tỏ ra rất thán phục, như thánh Luca kể lại : « mọi người đều tán thánh và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người » (v. 22). Nhưng ngay sau đó, họ nêu vấn nạn, khởi đi từ những gì họ biết về Đức Giê-su : « Ông này không phải là con ông Giuse đó sao ? ». Khi kể lại chuyện này, Tin Mừng theo thánh Mác-cô nói chi tiết hơn : « Ông ta không phải là người thợ mộc, con bà Maria, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Gio-xét, Giu-đa và Simon sao ? Chị em của ông phải là bà con lối xóm với chúng ta sao ? » (Mc 6, 3).
Điều làm cho chúng ta phải kinh ngạc đó là, thay vì qua việc đích thân biết rõ thân thế Đức Giêsu, họ sẽ dễ dàng tin nơi căn tính thần linh của Ngài, thì chính sự hiểu biết này lại ngăn cản họ tin vào Đức Giêsu. Chính vì thế mà Đức Giê-su nói : « Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình ». Và điều này vẫn còn xẩy ra hôm nay, vì có những người nghiên cứu cuộc đời Đức Giêsu ; nhưng nghiên cứu một hồi thì mất đức tin ! Tại sao lại như vậy ?
Đó là vì họ giản lược căn tính thần linh của Đức Giê-su vào bình diện của những điều họ đã biết, nghĩa là bình diện kiến thức. Trong khi đó, căn tính thần linh của Ngài chỉ có thể là đối tượng của lòng tin : lòng tin đến từ kinh nghiệm đích thân gặp gỡ Người, sống nhờ Người và bởi Người, và đến từ lòng khao khát Thiên Chúa và nhận ra, cảm nếm dấu vết Thiên Chúa nơi ngôi vị lạ lùng của Ngài trong tương quan với sáng tạo và lịch sử. Và căn tính thần linh của Đức Giê-su sẽ rạng ngời nhất nơi mầu nhiệm Vượt Qua, như viên Đại Đội Trường Roma đã tuyên xưng khi chứng kiến cách Đức Giê-su chịu thương khó : « Quả thật, người này là Con Thiên Chúa ».
Còn một lý do khác nữa, khiến cho họ không thể đón nhận Đức Giê-su, đó là lòng ghen tị. Người ghen tị không chấp nhận sự khác biệt ; họ ham muốn và muốn sở hữu tất cả những điều tốt mà người khác có. Nhưng điều này là không thể được ; và thay vì bình an đón nhận sự khác biệt, họ tìm cách phá hủy những điều tốt nơi người khác ; hay ít nhất, cảm thấy vui mừng và hả hê khi người khác bị tai họa. Và đó chính là thái độ ghen gị của những người lắng nghe Đức Giê-su trong Tin Mừng. Trước hết, họ lắng nghe Đức Giê-su với lòng thán phục ; nhưng sau đó, họ muốn Đức Giê-su cũng làm những gì mà Ngài đã làm ở những nơi khác : « Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào! » Và dường như Đức Giê-su cố ý làm cho lòng ghen tị này phải lộ ra với tất cả sức mạnh hủy diệt của nó, khi kể lại chuyện của các ngôn sứ Elia va Elisa. Hơn nữa, Đức Giê-su đã so sánh số phận của mình với số phận của các ngôn sứ : « không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. »
Quả thực, khi nghe Đức Giê-su nhắc lại chuyện cũ xong, và vì họ không có ngay được điều họ đòi hỏi, họ quay ra phẫn nộ ; sự phẫn nộ này tất yếu dẫn đến bạo lực : « Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành -thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực ». Như thế, hành vi phá hủy là điểm tới tất yếu của lòng ghen tị. Và những gì xẩy ra ở Nazareth đã loan báo cuộc Thương Khó của Đức Giê-su rồi.
Nhưng thay vì trả đũa bạo lực bằng bạo lực, Đức Giê-su « băng qua giữa họ mà đi. » Trong mầu nhiệm Thương Khó cũng vậy, Đức Giêsu thinh lặng vượt qua giữa cơn lốc phản bội, ghen tị, sỉ nhục, gian dối, bạo lực để đi qua bờ bên kia của sự sống mới.
Đó là cung cách của mầu nhiệm Vượt Qua, và cũng là cung cách của tình yêu, như Thánh Phao-lô nói : « Tình yêu chịu đựng tất cả, tin tưởng tất cả, hi vọng tất cả, kiên nhẫn tất cả ». Đó chính là dấu vết thần linh được tỏ hiện nơi ngôi vị của Đức Giê-su, dành cho những ai khao khát Thiên Chúa để dẫn họ đến lòng tin và sự sống.
(Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc)

LỜI NGUYỆN
Lạy Cha, xin ban cho con Thánh Thần của Cha. Thánh Thần đã làm cho Đức Giêsu con Cha chết và sống lại. Vì chỉ có Thánh Thần mới là Nguồn Sống đích thực làm cho con sống và nói lên sự thật, nói nhân danh Chúa, cho dù có phải bị chống đối, phẫn nộ, và loại trừ. Và Xin cho con luôn xác tín rằng: Chúa đầy quyền năng cả nhưng cũng rất giàu lòng xót thương, luôn dẫn dắt con từ những hố sâu tăm tối đến những nẻo đường chan hoà ánh sáng, tràn đầy hy vọng, nhờ đó, cuộc đời con được viên mãn. Amen


Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

CUỒNG PHONG, GIẤC NGỦ VÀ NIỀM TIN


TIN MỪNG (Mc 4, 35-41)
35 Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giê-su nói với các môn đệ: "Chúng ta sang bờ bên kia đi! "36 Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người.
37 Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.38 Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? "39 Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi! " Gió liền tắt, và biển lặng như tờ.
40 Rồi Người bảo các ông: "Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin? "41 Các ông hoảng sợ và nói với nhau: "Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh? "
SUY NIỆM
1. Cuồng phong và giấc ngủ
Chúng ta hãy đặt mình trong tình huống này : cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước; trong khi đó Đức Giê-su vẫn ngủ! Vì thế các môn đệ không chỉ hoàng hốt, nhưng còn đánh thức và trách cứ Người: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” Chúng ta hãy hình dung ra sự tương phản gần như tuyệt đối :
Ø Một bên là gió rít sóng gào, một bên là Đức Giê-su, đang ngủ vô tư như em bé (vì chỉ có em bé mới có thể ngủ trong những tình huống như thế).
Ø Một bên là các môn đệ chạy tới chạy lui hốt hoảng la hét, mất hết lòng tin.
Ø Một bên là tư thế nghỉ ngơi, an bình, hơi thở nhẹ nhàng, hoàn toàn phó thác của Đức Giê-su.
Hơn nữa trong bài Tin Mừng, thánh sử Mác-cô còn kể lại một chi tiết rất có ý nghĩa, đó là Đức Giê-su ngủ ở đàng lái!
Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ.
(Mc 4, 38)
Giữa sức mạnh của phong ba, bão táp, con thuyền được lèo lái, không phải bởi một sức mạnh lớn hơn, nhưng bằng một giấc ngủ ngon lành, nghĩa là bằng sự tín thác tuyệt nơi Thiên Chúa.
Biến cố này giúp chúng ta hiểu mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu; thực vậy, trong cuộc Thương Khó, Đức Giêsu cũng sẽ đối đầu và chiến thắng sức mạnh của sự dữ, của tội lỗi và của sự chết bằng sự hiền lành tuyệt đối.

2. Lòng tin
Vừa này, các môn đệ trách Đức Giêsu; còn bây giờ, sau khi ngăm đe gió và truyền cho biển yên lặng, Người trách các môn đệ (theo thánh sử Mát-thêu (Mt 8, 26), Người trách các môn đệ trước, để nêu bật lên sóng gió trong tâm hồn và sức mạnh dẹp yên của lòng tin):
Rồi Người bảo các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”
(c. 40)
Qua lời trách này, Đức Giê-su muốn nói với các môn đệ rằng, các ông không được hoảng lên, kêu la và đánh thức Thầy như thế. Đáng lẽ các ông phải “ngồi yên”!
Ø Cứ để biển động như thế.
Ø Cứ để gió gào như thế.
Ø Cứ để sóng thét và vùi dập con thuyền như thế.
Ø Và cứ để Người ngủ như thế.
Bởi vì chính Người đã lên thuyền và các ông đi theo Người. Nhưng nếu các ông cứ để yên thì chuyện gì xẩy ra, chúng ta có thể dễ dàng hình dung ra chuyện gì sẽ xẩy ra, sẽ chết hết! Như các môn đệ đã hốt hoảng la lên: “chúng ta chết đến nơi rồi!”
Ø Biển sẽ động đến tận cùng khả năng hung hãn của nó.
Ø Gió sẽ gào đến hết hơi của nó.
Ø Sóng sẽ thi thố hết sức mạnh kinh hồn của nó.
Ø Và Đức Giêsu sẽ cứ ngủ bình yên; nhưng ở đây, Ngài sẽ không để mình bị vùi dập, vì chưa đến “giờ”, và đây không phải là cách Người sẽ chết.

3. Sức mạnh của Ngôi Lời
Chúng ta hãy cảm nếm sức mạnh của lời Chúa, vì đó là sức mạnh của Ngôi Lời sáng tạo :
Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: “Im đi! Câm đi!” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. (c. 39)
Lời Chúa làm cho hư vô chuyển thành hiện hữu ; hỗn mang trở thành trật tự ; kêu gào trở nên yên lặng. Chúng ta hãy lắng nghe một lần nữa lời trách của Đức Giê-su dành cho các môn đệ: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?” Lời trách vừa thẳng và nặng. Thẳng và nặng giống như Chúa nói với sóng gió. Tại sao vậy ? Bởi vì lòng chúng ta cũng có sóng gào gió thét, cũng có hỗn mang. Để dẹp yên, có lẽ còn khó hơn; vì thế, theo lời kể của thánh Mát-thêu, Người thực hiện điều này trước khi nói với sóng gió.
Các môn đệ vừa nãy sợ sóng gió, sợ chết ; bây giờ lại tiếp tục hoảng sợ trước căn tính thật sự của Đức Giê-su. Chúa dẹp yên sóng gió bên ngoài rồi ; nhưng sóng gió nội tâm dường như vẫn còn:
Các ông sợ hãi kinh hoàng và nói với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?” (c. 41)
Tương tự như khi các ông hoảng sợ và tưởng là ma khi thấy Đức Kitô phục sinh từ cõi chết. Căn tính của Đức Giê-su lộ ra bởi sức mạnh của lời sáng tạo : chế ngự khuất phục hỗn mang, sự chết. Như các môn đệ, chúng ta chẳng bao giờ hiểu hết căn tính của Chúa, dù ngài đồng thuyền với ta. Vì như thánh Phao-lô nói : “Mọi được tạo dựng bởi Ngài và cho Ngài.”
Nơi Mầu nhiệm Vượt Qua, Chúa sẽ “ngủ” ở giữa gió rít sóng gào : một bên là bạo lực tuyệt đối ; một bên là hiền lành tuyệt đối. Ngài sẽ để yên cho Biển động, sóng to gió lớn, dập vùi Ngài cho đến chết. Ngài muốn để mọi sự diễn ra như thế, để chúng ta tín thác tuyệt đối vào ngôi vị của Ngài, và cũng để kinh nghiệm quyền năng tuyệt đối của Ngài trên Sự Dữ và Sự Chết. Quyền năng chỉ bộc lộ mức độ tuyệt đối khi trực diện với thế lực đối lập đã thi thố hết sức mạnh của nó.
Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta gặp thử thách hay hiểm nguy, chúng ta kêu và Chúa “thức dậy” cứu chúng ta. Nhưng cũng có khi, chúng ta được mời gọi có kinh nghiệm tương tự như kinh nghiệm của mầu nhiệm Thương Khó, nghĩa là hoàn toàn phó thác, để cho Thiên Chúa dẫn chúng ta đi ngang qua bão tổ của thử thách, như Đức Giê-su. Thực ra, dù muốn dù không, đó sẽ là thời điểm của sự chết, tất yếu sẽ đến với mỗi người chúng ta; và chúng ta được mời gọi sống thực tại này như một hành trình Vượt Qua.
Xin Chúa ban cho chúng ta lòng tín thác của bé thơ, như Đức Giê-su, nơi vòng tay yêu thương và bao dung của Thiên Chúa Cha.
Hồn con, con vẫn trước sau
giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình.
Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ,
trong con, hồn lặng lẽ an vui.
(Tv 131, 2)
(Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc,SJ)


LỜI NGUYỆN


Lạy  Chúa Giêsu,  cũng như các mộn đệ, trong cuộc sống của con vẫn luôn có những cơn lóc, cuống phong, bão táp… của sự dữ. Xin cho con luôn biết kêu cầu Chúa với tâm hồn tín tưởng, phó thác vì trên chiếc thuyền của đời con Chúa luôn hiện diện và chính Chúa an bài mọi sự. Amen.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

LÚA TỐT VÀ CỎ LÙNG





 SUY  NIỆM:

Qua video clip về cây luá không chịu trổ bông cho ta một chân lý sống: hãy là mình. hãy như tôi là. Vì tôi đã được dựng nên theo kế hoạch và ý định của Thiên Chúa. Nếu tôi làm khác hoặc tự tôi thay đổi thì đó là cách tôi hủy hoại chính mình.

SUY  NIEÄM:
Khi gieo haït gioáng, cho duø ngöôøi noâng daân coù kinh nghieäm laâu ñôøi hay quen tay gieo vaõi ñi chaêng nöõa, thì thöôøng khi caây luùa moïc leân, baùc noâng daân môùi nhìn thaáy ñöôïc choã naøy gieo ít, choã kia gieo nhieàu. Luùc ñoù baùc ta phaûi ñi caáy laïi cho thöûa ruoäng cuûa mình troâng ñeàu vaø ñeïp hôn.

Ñuùng vaäy, trong tröôøng ñôøi coù nhöõng luùc toâi thaáy mình haïnh phuùc, nhöng coù nhöõng khi toâi thaáy mình baát haïnh. Nhöng toâi coù yù thöùc ñeå söûa sai khi mình laøm chöa ñuùng, ñeå ñöôïc vaøo Nöôùc Trôøi hay khoâng? Khi sinh ra khoâng moät ñöùa treû naøo ñöôïc quyeàn choïn cho mình moät moâi tröôøng soáng theo yù cuûa mình, taát caû laø do Thieân Chuùa ñaët ñeå. Nhöng quyeàn soáng toát thì thuoäc veà mình, gioáng nhö caây luùa, duø ñeâm hay ngaøy noù vaãn cöù moïc. Duø cuoäc soáng coù khoán khoù theá naøo cuõng ñöøng ñoå thöøa hoaøn caûnh, ñöøng pheâ phaùn hay chæ trích cuoäc soáng. Ñieàu ñaùng quyù laø yù thöùc soáng toát cuoäc ñôøi cuûa mình vaø ruùt ra baøi hoïc cho baûn thaân. Töø ñoù Nöôùc Trôøi ñaõ ôû ngay beân mình roài.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Ðất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".
Người còn phán: "Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được". Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông.




CAÀU NGUYEÄN:

          Laïy Chuùa, Nöôùc Trôøi khoâng ôû ñaâu xa maø laø ngay beân cuoäc soáng hieän taïi cuûa chuùng con. Vaäy con coù bieát naém baét ñeå soáng cho toát vaø bieát chia seû haïnh phuùc cho ngöôøi khaùc, nhö Loøng Thöông Xoùt cuûa Chuùa moãi ngaøy tuoân ñoå treân cuoäc ñôøi moãi ngöôøi chung con. Amen

Nt. M.Daria Đỗ THiên Thanh, SPP

ĐONG ĐẤU NÀO SẼ NHẬN LẠI VÀ CÒN THÊM NỮA


Tin Mừng theo Thánh Marcô. Mc 4, 21-25
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Có ai đem đèn sáng đặt trong thùng hay dưới gầm giường chăng? Chẳng phải là để đặt trên giá đèn sao? Vì chẳng có gì giấu kín mà chẳng tố lộ ra và chẳng có gì kín đáo mà không bị đưa ra ánh sáng. Ai có tai để nghe, thì hãy nghe". Và Người bảo họ rằng: "Hãy coi chừng điều các ngươi nghe thấy. Các ngươi đong bằng đấu nào, thì người ta sẽ đong lại cho các ngươi bằng đấu ấy, và người ta còn thêm nữa. Vì ai có, sẽ được cho thêm; và ai không có, cả cái đang có cũng bị lấy mất". 

Suy Niệm:

Em nhỏ ở chung cộng đoàn với tôi, xin mua cuốn sổ. Tôi hỏi em. Sổ gì vậy? Em trả lời: Sổ để em viết nhật ký. Tôi nói: Em thích sổ nào thì em tự mua cho vừa ý. Nhưng em  không chịu. Em nói: Chị mua loại nào em xử dụng loại đó. Thôi, tiện ra phố tôi mua sổ cho em luôn. Vì nghe em nói viết nhật ký nên tôi mua cho em loại sổ đẹp và giấy tốt theo cái nhìn của tôi. Tôi nghĩ chuyện đã xong.

Sau một tuần lễ, kỷ niệm ngày mười năm Khấn Dòng, Em tặng tôi món quà được gói đơn sơ trang nhã. Mở món quà ra, thật bất ngờ chính là cuốn sổ tôi đã mua cho em với những trang trí đẹp mắt . Em cắt ra từ những tờ báo họa lại cuộc đời của tôi.

Nếu ngày đó, tôi mua cho em cuốn sổ xấu thì bây giờ tôi đâu có cuốn nhật ký đẹp. Cuốn sổ không là gì nhưng đó là một kỷ niệm đep chị em chúng tôi đã quan tâm và trao cho nhau tất cả tâm tình yêu mến. Em đã cho tôi nhiều hơn điều tôi mong ước. Đúng, “Các ngươi đong bằng đấu nào, thì người ta sẽ đong lại cho các ngươi bằng đấu ấy, và người ta còn thêm nữa”. Bài Tin Mừng hôm nay nhắc lại cho tôi kỷ niệm thật đẹp ấy. Hơn nữa đó là một chân lý sống, mà tôi luôn nhìn lên Thiên Chúa để hát khúc ta ơn chẳng bao giờ cùng” Hãy tạ ơn Chúa vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.”Vì cuộc đời tôi là một cái đầu nhận từ Thiên Chúa tất cả và hơn cả lòng tôi mong ước.
Tình yêu Thiên Chúa đã ban cho tôi cách nhưng không, lẽ nào tôi lại tính toán với mọi người sống với tôi. Khi trao cho họ một nụ cười. Thế mà tôi còn dè xẻn, tính toán… chưa vượt qua được những tổn thương, những loại trừ, những yếu đuối để sống trong niềm vui của bình an và tha thứ.

Ước chi mỗi giây phút của cuộc sống, tôi luôn nhìn vào cõi lòng mình và nhìn ngắm Mầu nhiệm tình yêu của Thập giá và bí tích Thánh Thể để xin sức mạnh và ơn tha thứ của Chúa. Từ trong ánh sáng Tình yêu tự hiến của Ngôi Hai Thiên Chúa tôi được nhìn thấy Ánh Sáng. Xin ánh sáng của Ngài xóa đi những bóng tối trong tôi. Bóng tối của ganh ghét, nóng giận, ghen tỵ, của độc quyền, thiếu đối thoại và thiếu kiên nhẫn trong tương giao và nhất là thiếu bác ái, yêu thương… Những bóng tối đó đã che khuất cây đèn cuộc đời tôi nên tôi cứ ở mãi trong ích kỷ, so sánh hơn thua... Nguyên nhân là vì tôi đã không nhận ra Ân Ban Thiên Chúa không ngừng đổ xuống trên cuộc đời tôi. : Thật khốn cho tôi, nếu tôi cứ đặt cây đèn cuộc đời tôi trong đáy thùng hay dưới gầm giường của phân bì, ganh tỵ của cái tôi ích kỷ…quá tầm thường đó ? Chẳng phải là để đặt trên giá đèn của yêu thương, của niềm vui và bình an sao? 

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là ánh sáng thật của đời con, Chúa đã đến thế gian để diệt trừ bóng tối tội lỗi đang bao trùm con. Xin Chúa mở cặp mắt mù lòa của con, mở đôi tai bướng bỉnh và mở tấm lòng chai cứng của con để tiếp nhận và khát khao đón nhận ánh sáng đích thực của Chúa. Amen.


 M. Prudence, SPP

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

TỪ BỎ



TIN MỪNG(Lc 10, 1-9)

Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến.2 Người bảo các ông:
3 Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.4 Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường.5 Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này! "6 Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em.
7 Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia.8 Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. 9 Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông."

SUY NIỆM

Một vị tu sĩ đi khắp các làng mạc truyền giáo. Vào buổi chiều tối, vì không xin được chỗ trọ nên ông ra bìa làng chọn một gốc cây to làm chỗ ngủ. Vừa lúc ấy vị tu sĩ nhìn thấy một bác nông dân chạy đến và hỏi: Cục đá! Cục đá! Xin ông cho tôi cục đá quý đó!
Vị tu sĩ hỏi: Cục đá nào?
Người nông dân thuật lại rằng: Tối hôm qua có một vị thần hiện ra với tôi trong giấc mơ và nói khi trời vừa tối, tôi ra ngoài bìa làng thấy một vị tu sĩ, ông sẽ cho tôi cục đá quý và tôi sẽ trở thành người giàu có nhất làng.
Vị tu sĩ lục lọi trong chiếc túi nhỏ và lôi ra một cục đá, ông nói: Có thể là cục đá này, tôi đã tìm thấy nó trên đường mòn trong rừng cách đây mấy ngày. Ông vừa nói vừa đưa cục đá cho người nông dân.
Người nông dân nhìn cục đá sửng sốt và reo lên: Đó là một viên kim cương và ra đi. Cả đêm, ông trằn trọc mãi trên gường mà không sao chợp mắt được. Sáng sớm hôm sau, người nông dân đánh thức vị tu sĩ dậy và nói: xin trả lại cho tôi sự an bình trong tâm hồn, và hãy cho tôi dũng khí từ bỏ viên kim cương một cách dễ dàng.
Thái độ từ bỏ của vị tu sĩ cũng như thái độ của người nông dân giúp ta hiểu được tiền bạc không mang lại hạnh phúc hay sự đảm bảo an toàn cho con người. Thế nhưng trong cuộc sống ít có ai trong chúng ta có được thái độ từ bỏ như vị tu sĩ, chúng ta thường quá lo lắng về của cải vật chất, chúng ta thường tìm đủ mọi cách để có  càng nhiều của cải càng tốt nhằm sinh  sinh ích lợi chúng ra. 
Trong cuộc sông hôm nay, chúng ta dễ dàng bị cuốn hút vào thế giới hưởng thụ của tiền bạc và danh vọng, mà lãng quên việc tìm kiếm thực thi giá trị tinh thần, giá trị đich thực là hạnh phúc vĩnh cửu nơi Đức Kitô Giêsu.
Lời Chúa hôm nay, thôi thúc chúng ta “Lúa chin đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”. Để đáp lại lệnh truyền lênh đường của Chúa Giêsu chúng ta phải luôn có thái độ sẵn sàng từ bỏ tích cực dấn thân vào công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Đặc biệt năm nay là Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, lệnh truyền ấy luôn mời gọi mỗi Kitô hữu thực thi tình yêu thương “đừng mang bao bị, giày dép” nhưng mang bình an- mang con tim của Đức Kitô đến cho mọi người.
Là Kitô hữu, chúng ta là những nhà truyền giáo của Đức Kitô, ai trong chúng ta cũng phải có trách nhiệm với sứ mạng của mình,  chúng ta có trăn trở, thao thức: tôi phải mang gì cho cuộc hành trình của mình? Đó phải là những thứ sao cho gọn, nhẹ và cần thiết nhất. Hôm nay trong lệnh truyền của Chúa Giêsu cho ta trải nghiệm nét nhẹ nhàng thanh thoát trong bước chân của người mộn đệ: không giày dép, bao bị, tiền nong…ẩn sâu bên trong đó là niềm tin yêu tín thác vào Đức Kitô.


LỜI NGUYỆN

Lạy Chúa, xin cho con luôn có một tâm hồn thanh thoát không quá bận tâm lo lắng của cải vật chất, chỉ biết chu toàn sống theo lời Chúa dạy và lo tìm kiếm sự sống vĩnh cửu. Xin cho con ơn can đảm từ bỏ tính ích kỷ, tham lam để sống phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, vì con biết rằng chỉ có Chúa mới là lẽ sống và cùng đích của đời con.Amen.

Nt. Deothila Lê  Nhã Phương, SPP




Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

NGƯỜI GIEO GIỐNG


Câu chuyện được thánh An-gê-la Mê-ri-ci kể lại từ trải nghiệm của dụ Ngôn “Gieo Giống” như sau: An-gê-la cũng xuất phát từ con nhà nông. Ngài bắt đầu gieo Lời Chúa vào hai mươi tám thiếu nữ, về ý định muốn dâng hiến đời mình phục vụ Thiên Chúa trong ơn gọi của Dòng Thánh Ursula…Và từ những hạt giống đầu tiên đó tiếp tục lớn lên và phát triển cho đến ngày hôm nay.
 Khi nhìn lại, chị đã chia sẻ kinh nghiệm theo tinh thần Tin Mừng. Không phải mọi hạt giống được gieo vào mảnh đất Hội dòng đều sinh hoa kết quả: ba mươi, sáu mươi hay một trăm. Thật sự đã có hạt rơi trên vệ đường, bị loại ra- chuyển hướng. Hạt rơi trên sỏi đá, vì luôn có những suy tính ích kỷ, hạt khác rơi vào bụi gai bởi suy tính được thua theo kiểu thế gian. Chị nói tiếp: chúng tôi vẫn tin tưởng vào Chủ Mùa Gặt vẫn cho những hạt giống ấy nảy mầm vào thời gian thích hợp để sinh hoa thơm trái tốt. Hạt rơi vào đất tốt, dưới cái nhìn nổ lực muốn hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa và được Ngài tiếp tục chăm sóc, vun trồng và đã sinh hoa kết qủa…Chắc chắn chúng ta cũng có tâm tình như Thánh An-gê-la Mê-ri-ci đã cảm nhận.
Dụ ngôn Người Gieo Giống là dụ ngôn đầu tiên. Vì thế, dụ ngôn này có tầm quan trọng đặc biệt, Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn” (Mc 4, 13). Có thể nói, đây là dụ ngôn Mẹ nói cho chúng ta về “những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa”:
Về mầu nhiệm sáng tạo, bởi vì Thiên Chúa Ba Ngôi ra khỏi chính mình để sáng tạo và Thiên Chúa sáng tạo bằng Lời (St 1 và Ga 1, 3);
Về mầu nhiệm cứu độ, bởi vì dụ ngôn nói đến tội lỗi và Sự Dữ làm cản trở Lời Thiên Chúa sinh hoa kết quả;
 Về mầu nhiệm nhập thể, bởi vì Ngôi Lời Thiên Chúa ra khỏi cung lòng Ba Ngôi Thiên Chúa đến với thế giới loài người chúng ta để ban Lời hằng sống của Thiên Chúa;
Và về mầu nhiệm Thánh Thể và mầu nhiệm Vượt Qua, bởi vì Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Thiên Chúa, gieo lời và gieo luôn chính mình, như tấm bánh trong bí tích Thánh Thể và như hạt lúa mì, trong cuộc Thương Khó.
Dụ ngôn người gieo giống không chỉ nói đến đời sống chung gồm các thành phần khác nhau của đời sống của gia đình, cộng đoàn, giáo hội hay xã hội… nhưng cũng ngụ ý nói cho từng tâm hồn cách mỗi người chúng ta lắng nghe, đón nhận và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống. Trong tâm hồn chúng ta có mầm sống tốt, hướng thượng, làm điều lành, nhưng một lực khác lại thúc dục chúng ta làm điều ngược lại đúng như Thánh Phao lô cảm nhận. “Điều lành, tôi muốn thì tôi lại không làm. Còn điều dữ, tôi không muốn thì tôi lại làm”.
Thường tình chúng ta hay có suy nghĩ: chúng ta phải làm gì để cho Lời Chúa lớn lên và sinh hoa kết trái. Nhưng chúng ta có sự thật tin tưởng, phó thác để cho Lời Chúa lớn lên trong cuộc sống của chúng ta theo cách của Thiên Chúa muốn?. Hay chúng ta kéo Thiên Chúa đi theo cách của riêng mình, nên hạt giống được gieo vãi trong chúng ta bị cản trở mọc lên bởi những giá trị trần thế như: ích kỷ, độc quyền, độc tài, cho mình là trung tâm, nghi ngờ tình yêu thương của Thiên Chúa và khả năng của người khác, có khi lại bắt người khác phục vụ mình,… đây là cách của  ma quỷ  làm cho hạt giống bị “ăn mất” ,bị “cháy” và bị “bóp nghẹt”. Vì thế, chúng ta luôn tình thức, canh tân đời sống…và tìm giá trị siêu vượt như: đón nhận đau khổ, trái ý trong vâng phục, thinh lặng, ẩn mình và âm thầm phục vụ trong khiêm tốn và tận tụy…Từ đó, làm cho chúng ta đón nhận cuộc sống trong bình an, niềm vui và hy vọng… Chắc chắn với Ơn Chúa hạt giống của đời ta sẽ sinh hoa, kết trái ba mươi, sáu mươi và một trăm.



LỜI NGUYỆN

Lạy Chúa, Lời Chúa là ngọn đèn cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi. Xin Chúa ban ơn để Lời Chúa được sinh hoa kết quả trong cuộc sống con qua cách con biết gieo hạt giống đời con cho tha nhân trong dấn thân phục vụ với niềm vui, gần gũi yêu thương, trao ban cách quảng đại và không tính toán. Amen.



 M.Prudence, SPP