Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

THIÊN CHÚA TÌNH YÊU - THIÊN CHÚA CỦA KẺ SỐNG


TIN MỪNG theo Thánh Marcô. Mc 12, 18-27
Khi ấy, có ít người phái Sađốc đến cùng Chúa Giêsu; phái này không tin có sự sống lại và họ hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, luật Môsê đã truyền cho chúng tôi thế này: Nếu ai có anh em chết đi, để lại một người vợ không con, thì hãy cưới lấy người vợ goá đó để gây dòng dõi cho anh em mình. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới vợ rồi chết không con. Người thứ hai lấy người vợ goá và cũng chết không con, và người thứ ba cũng vậy, và cả bảy người không ai có con. Sau cùng người đàn bà ấy cũng chết. Vậy ngày sống lại, khi họ cùng sống lại, thì người đàn bà đó sẽ là vợ của người nào? Vì cả bảy anh em đã cưới người đó làm vợ". Chúa Giêsu trả lời rằng: "Các ông không hiểu biết Kinh Thánh, cũng chẳng hiểu biết quyền phép của Thiên Chúa, như vậy các ông chẳng lầm lắm sao? Bởi khi người chết sống lại, thì không lấy vợ lấy chồng, nhưng sống như các thiên thần ở trên trời. Còn về sự kẻ chết sống lại, nào các ông đã chẳng đọc trong sách Môsê chỗ nói về bụi gai, lời Thiên Chúa phán cùng Môsê rằng: "Ta là Chúa Abraham, Chúa Isaac và Chúa Giacóp". Người không phải là Thiên Chúa kẻ chết, mà là Thiên Chúa kẻ sống. Vậy các ông thật lầm lạc".

SUY NIỆM:
Khi con người sinh ra là lúc con người cũng bắt đầu đi vào cõi chết. Khi con người chết là lúc con người đi vào cõi sống. Với người ki-to hữu chúng ta tin vào sự sống lại.
Bài Tin Mừng hôm nay dẫn ta vào một tình huống, đó là thắc mắc của nhóm Sa-đốc, nhóm này không tin có sự sống lại.
Câu trả lời của Chúa Giêsu trước vấn nạn kẻ chết sống lại của họ cho thấy: Cái nhìn của họ về cuộc sống đời sau còn quá hẹp hòi. Họ không hiểu ý nghĩa của sự phục sinh hàm chứa trong câu Thánh Kinh: Thiên Chúa là Chúa các tổ phụ. Người là Thiên Chúa của kẻ sống. Nếu tin Thiên Chúa hằng hữu thì phải tin con người có cuộc sống vĩnh cửu. Họ không chấp nhận sự kiện con người sẽ sống lại là vì họ không chịu tìm hiểu Kinh Thánh. Ðó là điểm đáng trách của họ. Họ không biết vì không chịu tìm hiểu.
Còn chúng ta thì sao, có lẽ nhiều khi trong hành trình Đức tin, chúng ta cũng tỏ ra trong thái độ, lời nói và việc làm của mình không tin vào sự sống lại. Đó là khi chúng ta chối bỏ đau khổ thử thách không muốn hiểu và sống ý nghĩa của nó; chối bỏ giới luật của Chúa và Giáo hội, nhất là chúng ta làm ngơ trước tiếng nói lương tâm. Thiên Chúa sẽ thầm trách chúng ta như đã trách nhóm Sa-đốc:"Các ông không hiểu biết Kinh Thánh, cũng chẳng hiểu biết quyền phép của Thiên Chúa”.
Chúng ta hãy đọc Lời Chúa và cầu nguyện với Lời của Ngài. Vì Lời Chúa là ánh sáng dẫn chúng ta đi đến nguồn Chân –Thiện-Mỹ. Như Thánh Giustinô mà Giáo hội kính nhớ hôm nay, Vì Chúa Ki-tô, Ngài đã hy sinh tính mạng cho tình yêu theo gương Thầy Chí Thánh. Đấng là hiện thân của của lòng thương xót, Đấng đã để cho trái tim bị đâm thủng vì yêu.
Hôm nay cũng là ngày Quốc tế Thiếu nhi, chúng ta cầu nguyện cho các em thiếu nhi trên khắp thế giới. đặc biệt là các em sông trong các nước nghèo, trong hoàn cảnh gia đình nghèo... được hưởng tình yêu đích thật của Thiên Chúa qua cha mẹ và mọi người có trách nhiệm. Vì các em là hình ảnh của  nước trời mà Chúa Giêsu luôn yêu thương chúc lành.
Tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu cho chúng ta hướng về một trái – một tình yêu luôn mở ra vì yêu thương nhân loại, như một lời nói bất hũ ca ngợi và xác tín về một tình yêu đích thực:
“Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”


LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Đường là sự thật và là sự sống, xin cho con luôn biết tuyên xưng niềm tin của con vào Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống qua đời sống cầu nguyện và lý tưởng phục vụ trong quảng đại và yêu thương. Amen.
M. Prudence, SPP



Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

THĂM VIẾNG


TIN MỪNG Lc 1, 39- 56
39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa.40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần,42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng: « Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?44 Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em. » 46 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói:
     Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
47 thần trí tôi hớn hở vui mừng
    vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
48 Phận nữ tỳ hèn mọn,
    Người đoái thương nhìn tới;
    từ nay, hết mọi đời
    sẽ khen tôi diễm phúc.
49 Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
    biết bao điều cao cả,
    danh Người thật chí thánh chí tôn!
50 Đời nọ tới đời kia,
    Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
51 Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
    dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
52 Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
    Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
53 Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
    người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
54 Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
55 như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
    vì Người nhớ lại lòng thương xót
    dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
    và cho con cháu đến muôn đời."
56 Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.

 SUY NIỆM
Thăm viếng là cuộc tiếp xúc thân mật giữa hai người, hay giữa một nhóm nhỏ, nói lên tình thân ái, xiết chặt vòng tay yêu thương, trao đổi, sẻ chia niềm vui, nỗi buồn... Chắc chắc cuộc thăm viếng nào cũng làm cho niềm vui được nhân đôi lên và nếu là nỗi buồn sẽ vơi đi.
Có một cuộc thăm viếng tuy âm thầm nhưng mạnh mẽ, tuy lặng lẽ nhưng rất sống động và đã trở nên nổi tiếng qua bao thế kỷ và trở thành một điểm dừng lý tưởng cho bao thế hệ chiêm ngắm và mộ mến.  Đó là cuộc thăm viếng của Mẹ Maria và bà Eliabeth.

Chúng ta hãy hình dung ra Đức Maria « vội vã lên đường », bước đi và tâm tình của Mẹ trong cuộc hành trình đi đến miền núi, đến thành thuộc chi tộc Giu-đa. Với mầu nhiệm Truyền Tin, Đức Mẹ “trở nên một” với Đức Giê-su, nhưng Đức Mẹ đón nhận ơn huệ Đức Giê-su-Ki-tô không phải cho riêng mình, nhưng để chia sẻ, thậm chí trao ban cách trọn vẹn cho loài người và cho từng người thuộc mọi thế hệ, trong đó có chúng ta hôm nay. Chính vì thế, ngay sau đó, Đức Mẹ “vội vã lên đường”, để hướng về người khác. “Người khác” là những ai? Là bà Elizabeth đang cưu mang, và em bé tuy còn đang được hình thành trong bụng mẹ, đã nghe được lời chào yêu thương trao ban Lời Sự Sống của Mẹ Maria, nên đã “nhảy mừng”; và chung quanh hai mẹ con, còn có người cha, các thành viên trong gia đình, còn có dòng tộc, hành xóm láng giềng và nhiều người ở “khắp miền Giu-đê” (Lc 1, 65).
Chính từ cuộc gặp gỡ này, trào vọt ra những lời ca tụng bất hủ: lời ca tụng của bà Elizabeth góp phần làm nên kinh Kính Mừng vang lên khắp nơi và bất tận từ lòng tin, lòng mến và niềm hi vọng của Giáo Hội; và lời ca tụng Magnificat của Mẹ Maria trở thành Tin Mừng và lời ca tụng Thiên Chúa trang trọng nhất trong Giờ Kinh Chiều hằng ngày của chúng ta.
Nhưng nếu chúng ta đặt mầu nhiệm Thăm Viếng dưới ánh của toàn bộ cuộc đời Đức Mẹ trong tương quan mật thiết với Đức Ki-tô, chúng ta sẽ nhận ra rằng, “trở nên một” không chỉ là thời gian Đức Mẹ cưu mang Đức Giê-su, nhưng còn là hình ảnh diễn tả hành trình trở nên một với Đức Giê-su của Đức Mẹ trong suốt cả cuộc đời, và không chỉ ở đời này, những còn mãi mãi, đặc biệt với ơn huệ “Hồn Xác Lên Trời”. Vì thế, mầu nhiệm Thăm Viếng của Đức Mẹ không chỉ là một biến cố đã qua, nhưng là một “năng động sống” của Đức Mẹ. Vậy, chúng ta hãy chiêm ngắm cuộc đời của Đức Mẹ như là một hành trình:
Ø Liên lỉ trở nên một với Đức Ki-tô, như một “Nữ Tì hèn mọn”.
Ø Và liên lỉ, để cho Đức Ki-tô lớn lên, trong lòng dạ và trong cuộc đời của mình.
Ø Và liên lỉ chia sẻ Đức Ki-tô cho người khác.
Và chúng ta được mời gọi quảng đại mở lòng và mở cuộc đời, để đón nhận ra những gì Mẹ chia sẻ, đó là Đức Ki-tô và cách thức Mẹ trở nên một với Ngài, để chúng ta cũng thực hiện cùng một hành trình « Thăm Viếng » của Mẹ trong đời sống mỗi ngày của chúng ta. (Trích SN Cha Giuse Nguyễn Văn Lộc, SPP)



LỜI NGUYỆN
Lạy Mẹ Maria, đời Mẹ là một cuộc lên đường, bởi vì Thánh ý Chúa luôn là lời mời gọi Mẹ ra đi. Ra đi khỏi ý định riêng tư của Mẹ, ra khỏi chỗ thân quen của ý nghĩ, lời nói và việc làm của Mẹ. Vì thế Mẹ không còn giữ gì cho riêng bản thân của Mẹ nữa mà Mẹ đã thuộc trọn về Thiên Chúa cách hoàn toàn và viên mãn. Xin cho con biết noi gượng Mẹ, nhìn lên Mẹ và nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, xin Chúa cho con luôn sẵn sàng lên đường. Đó là luôn buông bỏ mình để thực hiện ý định của Thiên Chúa. Amen
M. Prudence, SPP


Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

VƯỜN NHO- CÔNG TRÌNH CỦA TÌNH YÊU NHƯNG KHÔNG



TIN MỪNG theo Thánh Marcô. Mc 12, 1-12
Khi ấy, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão rằng: "Có người trồng một vườn nho, rào dậu xung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp, đoạn cho tá điền thuê vườn nho và trẩy đi phương xa.
"Ðến kỳ hạn, ông sai đầy tớ đến với tá điền thu phần hoa lợi vườn nho. Nhưng những người này bắt tên đầy tớ đánh đập và đuổi về tay không. Ông lại sai đầy tớ khác đến với họ. Người này cũng bị chúng đánh vào đầu và làm sỉ nhục. Nhưng người thứ ba thì bị chúng giết. Ông còn sai nhiều người khác nữa, nhưng kẻ thì bị chúng đánh đập, người thì bị chúng giết chết.
"Ông chỉ còn lại một cậu con trai yêu quý cuối cùng, ông cũng sai đến với họ, (vì) ông nghĩ rằng: "Chúng sẽ kiêng nể con trai ta". Nhưng những tá điền nói với nhau rằng: "Người thừa tự đây rồi, nào ta hãy giết nó và cơ nghiệp sẽ về ta". Ðoạn chúng bắt cậu giết đi và quăng xác ra ngoài vườn nho. Chủ vườn nho sẽ xử thế nào? Ông sẽ đến tiêu diệt bọn tá điền và giao vườn nho cho người khác. Các ông đã chẳng đọc đoạn Thánh Kinh này sao: "Tảng đá những người thợ xây loại ra, trở thành đá góc tường. Ðó là việc Chúa làm, thật lạ lùng trước mắt chúng ta".
Họ tìm bắt Người, nhưng họ lại sợ dân chúng. Vì họ đã quá hiểu Người nói dụ ngôn đó ám chỉ họ. Rồi họ bỏ Người mà đi.
SUY NIỆM
Chiêm ngắm chủ vườn nho trong bài Tin mừng: Chúng ta thấy ông rất tốt. Ông tự mình làm tất cả:"trồng một vườn nho, rào dậu xung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp”.Rồi ông cho các tá điền thuê. Nhưng những người này đã không thấy được lòng tốt của ông chủ mà hành xử theo tính toán độc ác của mình. Họ đã đánh đập, giết chết các các đầy tớ được ông chủ sai đến. Kể cả con một yêu quí của ông chủ họ cũng giết luôn.
Dụ ngôn “Những Tá Điền Vườn Nho” Đức Giê-su mời gọi chúng ta đọc lại lịch sử cứu độ, và dưới ánh sáng của lịch sử cứu độ, đọc lại lịch sử nhân loại và lịch sử đời mình, không phải để nhận ra “công trình của Sự Dữ”, nhưng để nhận ra “Công Trình Của Thiên Chúa”.
Nhìn vào hình ảnh vườn nho, hình ảnh giáo hội… chúng ta đừng vội trách các tá điền ngày xưa. Nhưng cách nào đó cũng đang phản ánh cuộc sống của chúng ta hôm nay.
Mỗi người Thiên Chúa trao sứ mạng để trở thành khí cụ của Thiên Chúa tiếp tục công trình sáng tạo và Cứu độ của Ngài. Hãy tình thức, đừng để chúng ta rơi vào cách sống của các tá điền. Vì khi chúng ta xét đoán, phê bình, chỉ trích ghen tỵ… đó là chúng ta chống đối Thiên Chúa.
Thiên Chúa là Tình Yêu. Đấng ban mọi ân huệ và nhận ra sự sống của mình, thế giới của mình, vũ trụ mình chiêm ngắm là một ơn huệ; và vì là một ơn huệ, con người được mời gọi sống và xây dựng cuộc sống như một lời đáp trả, một lời biết ơn: “Lạy Chúa, Chúa đã ban cho con tất cả, giờ đây con xin dâng lại Chúa tất cả”. Một trong những ý nghĩa của đời ki-tô hữu mà chúng ta đang được mời gọi sống đến cùng cách quảng đại với mọi ân huệ của Thiên Chúa.

 Công trình của Chúa, 

công trình kì diệu trước mắt chúng ta.


LỜI NGUYỆN:
Lạy Cha, Đấng đầy lòng thương xót, xin cho con luôn nhận ra cuộc đời con là công trình sáng tạo đầy yêu thương của Cha. Để con biết mở lòng ra đón nhận mọi sự xảy đến cho con trong tin tưởng và yêu mến Amen.
M. Prudence, SPP




Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

THÁNH THỂ PHÉP LẠ CỦA YÊU THƯƠNG VÀ TRAO BAN


TIN MỪNG: (Lc 9, 11-17)
Người tiếp đón họ, nói với họ về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa.
12 Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: "Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng."13 Đức Giê-su bảo: "Chính anh em hãy cho họ ăn." Các ông đáp: "Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này."
14 Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: "Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một."15 Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống.16 Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.
17 Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
SUY NIỆM
Trước hết, chúng ta được mời gọi dừng lại ở khung cảnh thiên nhiên : « Ngày bắt đầu tàn » và « đây là nơi hoang vắng », để đón nhận những gì được gợi ra trong tâm trí chúng ta : mỗi ngày, chúng ta được ăn và ánh sáng cũng trở lại. Nhưng đến một lúc nào đó, chúng ta không còn ăn được nữa, bóng tối đến và không chịu biến đi. Lúc ấy, chúng ta còn mong chờ ai ngoài Đức Kitô là ánh sáng và là lương thực ban sống đời đời, nghĩa là Mình và Máu Thánh của Người ?
Điều này giúp chúng ta hiểu câu nói này của Đức Giê-su ở mức độ tuyệt đối, theo lời kể của thánh sử Mát-thêu : « Họ không cần phải đi đâu cả » (Mt 14, 16). Đức Ki-tô là Đấng hằng sống và là Đấng ban sự sống đang hiện diện, vì thế, trong cơn đói và trong bóng tối chết người, loài người chúng ta và từng người chúng ta « không cần phải đi đâu cả » !
Đức Giêsu nghĩ khác, Ngài muốn thỏa mãn cách trọn vẹn những người đến với Ngài. Đó là những người đã chạy theo Chúa và các tông đồ, rồi ở lại nghe Lời Chúa suốt ngày, bây giờ trời đã muộn, họ mệt lả vừa đói bụng. Tuy nhiên, Người lại đề nghị các môn đệ "Chính anh em hãy cho họ ăn.” (c. 13)
Trước một nhu cầu lớn như thế, các môn đệ nghĩ ngay đến khả năng của riêng họ, nghĩa là nghĩ đến tiền để đi mua thức ăn : « Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này » (c. 13). Giả định có số tiền rất lớn là hai trăm quan để mua thức ăn cho năm ngàn người đàn ông không kể phụ nữ và trẻ con, thỉ cũng không đáp ứng được, như tông đồ Philiphê nói, trong Tin Mừng theo thánh Gioan nói : « Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút » (Ga 6, 7).
« Tiền » ở đây có thể được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các phương tiện và điều kiện để làm việc, nhằm đáp ứng nhu cầu của người khác cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng sống tương quan với Chúa, và nhất là khi cộng tác với sứ mạng của Chúa, nghĩa là làm chứng cho Tin Mừng qua đời sống gia đình, đời sống tu trì, việc phục vụ, việc tông đồ, mục vụ…, chúng ta không thể chỉ suy xét trên bình diện phương tiện, nhưng còn trên bình diện thần nhiệm nữa, như thánh Phaolô đã kinh nghiệm : « Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Người quả quyết với tôi : Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối » (2Cr 12, 8-9). Sống chiều kích thần nhiệm là kết hợp với Đức Kitô và để sức sống Phục Sinh của Ngài tỏ hiện ra nơi con người giới hạn, mỏng dòn, yếu đuối của chúng ta, và nơi những phương tiện hạn hẹp và nghèo nàn của chúng ta. Năm chiếc bánh và hai con cá diễn ta con người thật của chúng ta.
Với những gì các môn đệ trao lại thật ít ỏi so với nhu cầu lớn lao, Đức Giê-su không chê bỏ, nhưng đón nhận cách trân trọng và đón nhận như một ân huệ thúc đẩy tâm tình chúc tụng Đấng Ban Ơn. Chúng ta có thể dừng lại thật lâu để chiêm ngắm từng cử chỉ của Chúa, và để những cử chỉ này đánh động, gợi mở, soi sáng ơn gọi và những băn khoăn của chúng ta.

Bánh Thánh Thể. Thiên Chúa ban cho chúng ta bánh hằng ngày (x. Tv 136, 25) chính là để hướng chúng ta đến Bánh Hằng Sống; nói cách khác, bánh hằng ngày đã chứa đựng lời hứa ban bánh Hằng Sống rồi (x. St 1, 29). Vì thế, ngay sau khi thực hiện dấu lạ bánh hóa nhiều, Đức Giê-su nói về Bánh Hằng Sống là chính Người. Bánh Hằng Sống được trao ban cho chúng ta một cách quảng đại mỗi ngày nơi Bánh Thánh Thể trong Thánh Lễ ; chúng ta chỉ cần mở tay và mở lòng ra để đón nhận. Tuy không có sự dư tràn vật chất, nhưng lại có sự « dư tràn » về ơn huệ sự sống và ngôi vị của Đức Ki-tô.
Bánh hằng ngày, Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể được trao ban cho chúng ta cách nhưng không, chính là để làm cho chúng ta trở thành “Tấm Bánh” theo khuôn mẫu của “Tấm Bánh Giê-su”. Thật vậy, Chúng ta được mời gọi dâng cho Chúa « tất cả », tất cả những gì chúng ta có và những gì chúng ta là ; và cái « tất cả » của chúng ta thì nhỏ bé và giới hạn như « năm cái bánh và hai con cá », nhưng chúng ta được mời gọi trao vào tay Chúa. Đây là cử chỉ mang chiều kích Thánh Thể : « năm chiếc bánh và hai con cá », là chính con người chúng ta, đã trở thành chính Chúa ; tương tự như bánh là « hoa mầu của ruộng đất và công lao của con người » nhưng được dâng cho Chúa, để trở thành « Bánh Trường Sinh » nuôi dưỡng chúng ta. Và chúng ta được mời gọi cộng tác để chia sẻ và trao ban chiếc « bánh đời tôi », đã được trao vào tay Chúa và Chúa làm cho trở thành chính Chúa, cho nhiều người.
Và kết qua là ai nấy được ăn và được ăn no nê, và dư với số lượng lớn : mười hai thùng bánh đầy, cùng với cá con dư :
Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê.
Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
(c. 17)
Dưới ánh sáng của Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Ki-tô, lời này diễn tả chính cách Đức Giê-su tiếp đón loài người và từng người chúng ta, mỗi ngày và suốt đời, cách Người đến đế « phục vụ », chứ không phải để « được phục vụ », ngang qua Bánh ăn hằng ngày hướng tới Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể trong Bí Tích Mình và Thánh của Người. Đó là sự hiện diện của Nước Thiên Chúa, mang lại ơn chữa lành, đó là « tiếp đón » của Thiên Chúa dành cho chúng ta nơi Mình và Máu Thánh Đức Ki-tô, bởi Lòng Thương Xót của Người.( Trích SN Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc, SJ)


LỜI NGUYỆN

Lay Cha, con cảm tạ Cha. Vì Cha đã ban cho con lương thực trường sinh chính là bí thích Thánh Thể - Mnh và Máu Thánh Chúa Giêsu. Xin cho con luôn biết đến với Bí tích Tình yêu này để con được no nê, được viên mãn hầu con cũng trở nên tấm bánh cho mọi người trong đời sống âm thầm phục vụ và cho đi tất cả. Amen.

M. Prudence, SPP

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

NGHICH LÝ CỦA TÌNH THƯƠNG



TIN MỪNG Thánh Marcô(Mc 11, 27-33)

Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ lại đến Giêrusalem. Và trong khi Chúa Giêsu đi lại trong đền thờ, thì những trưởng tế, luật sĩ và kỳ lão đến hỏi Người: "Ông lấy quyền nào mà làm sự đó? Và ai đã ban quyền cho ông để làm như vậy?" Chúa Giêsu đáp: "Tôi sẽ hỏi các ông một câu thôi, hãy trả lời cho Tôi thì Tôi sẽ bảo cho các ông hay Tôi lấy quyền nào mà làm việc đó: Phép rửa của Gioan bởi trời hay bởi người ta? Hãy trả lời Tôi đi". Họ liền bàn riêng với nhau rằng: "Nếu chúng ta trả lời "Bởi trời", ông ấy sẽ nói: "Vậy sao các ông không tin Người?" Nhưng nếu chúng ta nói "Bởi người ta", chúng ta sợ dân chúng, vì mọi người đều coi Gioan thật là một tiên tri. Vậy họ thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Chúng tôi không biết". Và Chúa Giêsu bảo họ: "Vậy thì tôi cũng không nói cho các ông biết bởi quyền phép nào Tôi làm sự đó".
SUY NIỆM
Có một người buôn bán đường dài, có thói quen đọc Kinh Thánh bỏ túi, trong suốt những chuyến xe lửa.
Vốn không có lòng tin, một người đồng hành hỏi anh, tại sao mất quá nhiều thì giờ để đọc một cuốn sách, mà ngay nay đã bị nhiều người phê phán như vậy. Anh liền trả lời: “Mục tiêu của tôi không phải là phê phán Kinh Thánh, mà để cho Kinh Thánh phê phán tôi.
Bài Tin Mừng và câu chuyện trên có gì đó tương tự. Đó là chúng ta dễ chất vấn, xét đoán, phê bình… người khác theo cái nhìn thiện cẩn và hẹp hòi của mình. Đúng là chúng ta hãy để cho Lời Chúa chất vấn chúng ta và hãy xác tín như người lái buôn trong câu chuyện:“Mục tiêu của tôi không phải là phê phán Kinh Thánh, mà để cho Kinh Thánh phê phán tôi. Nếu chúng ta chất vấn Thiên Chúa thì chúng ta sẽ không nghe, không thấy được những gì Ngài muốn thực hiện trên cuộc đời chúng ta. Chúng ta chất vấn, phê phán Thiên Chúa là chúng ta đang chống lại đường lối Ngài.
"Ông lấy quyền nào mà làm sự đó? Đây là câu hỏi mà trưởng tế, luật sĩ và kỳ lão  để chất vấn và để gài bẩy  Chúa Giêsu. Ngày nay câu hỏi đó vẫn được lập lại trên  môi miệng và trong cuộc sống chúng ta. Khi chúng coi thường nhau, lại trừ và chống đối nhau trong cùng một gia đình, nhóm, cộng đoàn, hay nơi công sở… chúng ta được cộng tác và làm việc. Trong cuộc sống thường ngày hay trong đời sống đức tin có cần phải hợp lý hay chỉ cần nghịch lý của tình thương.



LỜI NGUYỆN
Lạy Cha, Cha vẫn hiện diện và tiếp tục sáng tạo và cứu độ con qua mọi người và mọi biến cố xin cho con nhận ra được tình thương của Cha và đón nhận tất cả trong niềm tin với lòng tôn trọng và yêu mến để kế hoạch của Cha được hoàn thiện. Amen.

 M. Prudence, SPP



Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

XIN THƯƠNG CON, CHÚA ƠI!


TIN MỪNG: Mc 11, 11-26
Chúa Giêsu vào thành Giê-rusalem, lên đền thờ và sau khi đã đưa mắt quan sát mọi sự, và lúc trời đã xế chiều, Người ra về Bêtania cùng với nhóm mười hai. Hôm sau, khi thầy trò rời bỏ Bêtania, Người thấy đói. Và khi thấy ở đàng xa có một cây vả nhiều lá, Người đến xem coi có trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người chỉ thấy có lá thôi, vì không phải là mùa có trái. Người phán bảo cây vả rằng: "Cho đến muôn đời sẽ không còn ai ăn trái của mi nữa". Và các môn đệ đã nghe Người nói.
Các ngài đến Giêrusalem. Và khi vào đền thờ, Chúa liền đuổi những người mua bán ở đó. Người xô đổ bàn của những người đổi tiền và ghế của những người bán chim câu. Người không để cho ai mang đồ vật đi ngang qua đền thờ. Người dạy bảo họ: "Nào chẳng có lời chép rằng: "Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dận tộc ư? Thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp". Ðiều đó đến tai các trưởng tế và luật sĩ, họ liền tìm cách giết Người, vì họ sợ Người, bởi tất cả dân chúng say mê giáo lý của Người. Chiều đến, Người ra khỏi thành.
Sáng hôm sau, khi đi ngang qua, các ngài trông thấy cây vả đã chết khô tận rễ. Phêrô nhớ lại và thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, hãy coi, cây vả Thầy nguyền rủa đã chết khô rồi". Chúa Giêsu đáp: "Hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật các con, nếu ai bảo núi kia: "Hãy dời đi và gieo mình xuống biển", mà trong lòng không hồ nghi, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì người ấy sẽ được như ý. Vì vậy Thầy bảo các con: Tất cả những gì các con cầu xin, hãy tin rằng các con sẽ được, thì các con sẽ được điều đó. Và khi các con đang đứng cầu nguyện, nếu các con có điều gì bất thuận với ai, hãy tha thứ để Cha các con trên trời cũng tha cho các con. Nếu các con không tha thứ, thì Cha các con trên trời cũng không tha tội cho các con".
SUY NIỆM
Đọc bài Tin Mừng hôm nay, có rất nhiều nội dung và trong những nội dung đó, chúng ta thấy tâm trạng Chúa Giêsu không được vui:
-   Người nguyền rủa cây vả và nó đã chết khô tận rễ”(Mc11, 20-21 )
- Vào đền thờ, Người đuổi quân buôn bán.Vì họ biến đền thờ thành hang trộm cướp (Mc 11,15 - 17).
Trên hành trình theo Thầy Giêsu hôm nay tôi cũng cảm thấy chút sợ hãi vì Người qúa thẳng tay và dứt khoát. Đúng như lời Kinh Thánh: “vì việc nhà Chúa mà tôi đây phải thiệt thân”. Đó là cớ mà các trưởng tế và luật sĩ, họ liền tìm cách giết Người, vì họ sợ Người, bởi tất cả dân chúng say mê giáo lý của Người.
Theo Thầy Giêsu là sống cho sự thật, Vì Người là chân lý, là sự thật và là sự sống. Theo Người tôi chấp nhận thiệt thân vì Người.
Điều an ủi tôi khi theo Thầy, sống theo lời hứa của Thầy tôi sẽ được bình an hạnh phúc cho dẫu cuộc sống còn đầy gian nan thử thách. Thầy đã nói: Tất cả những gì các con cầu xin, hãy tin rằng các con sẽ được, thì các con sẽ được điều đó”(Mc 11, 24). Thầy là tất cả của đời tôi. Khi tôi tin và yêu Ngài không do dự, không nghi ngờ và không tính toán.
Theo Thầy, tâm hồn sẽ luôn tràn ngập tình yêu tha thứ. Đây là ân ban nhưng cũng là một thách đố cho tôi vì trong tâm hồn tôi biết bao điều còn cản lối bước của tôi. Ước chi mỗi ngày sống là mỗi ngày tôi biết buông bỏ để hành trình của tôi đến với Thầy càng gần hơn và nên một hơn.Vì khi yêu Thầy làm cho cho yêu tha nhân chân thành hơn.

LỜI NGUYỆN
Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót con là kẻ có tội. Xin cho con luôn nhận ra tình yêu Thầy dành cho con mạnh hơn tội lỗi của con, để con luôn biết vươn tới tình yêu vô biên của Cha, nhờ Tình yêu Thầy và sức mạnh của Thánh thần hướng dẫn.Amen.
M. Prudence, SPP




THƯ GỞI ANH BATTIMÊ


Tin Mừng Mc 10, 46-52
Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi thành Giêricô cùng với các môn đệ, và một đám đông, thì có con ông Timê tên là Bartimê, một người mù ăn xin đang ngồi ở vệ đường. Khi anh ta nghe biết đó là Chúa Giêsu Nagiarét, liền kêu lên rằng: "Hỡi ông Giêsu con vua Ðavít, xin thương xót tôi". Và nhiều người mắng anh bảo im đi, nhưng anh càng kêu to hơn: "Hỡi con vua Ðavít , xin thương xót tôi".
Chúa Giêsu dừng lại và truyền gọi anh đến. Người ta gọi người mù và bảo anh: "Hãy vững tâm đứng dậy, Người gọi anh". Anh ta liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo rằng: "Anh muốn Ta làm gì cho anh"? Người mù thưa: "Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy". Chúa Giêsu đáp: "Ðược, đức tin của anh đã chữa anh". Tức thì anh ta thấy được và đi theo Người.

Hôm nay, sau khi đọc Tin Mừng, suy niệm và cầu nguyện. Tôi liền viết viết thăm anh Batimê.

Batimê, anh thân mến!
Tôi tin rằng anh biết tôi nhưng tôi không biết anh. Vì anh sống cùng thời với Thầy Giêsu, thì chắc chắn bây giờ anh đã trên Thiên Quốc với Thầy. Tôi còn ở tại thế, nên tôi khắc khoải và mong ước ngày gặp anh và gặp Thầy.

Đoạn Tin Mừng hôm nay nói về anh, tôi tự hào về anh bao nhiêu tôi lại thấy mình bất xứng bấy nhiêu. Câu chuyện kể về cuộc đời anh nhưng lại đụng chạm đến cuộc sống tôi. Tôi cảm phục anh. Tuy anh mù nhưng lòng anh sáng, Mắt tôi sáng nhưng lòng tôi mù, anh ạ.

Bài học anh để lại cho tôi đó là:
Tin vào Thầy Giêsu tuyệt đối qua lời cầu xin, anh đã kêu lên: “Lạy Thầy Giêsu con vua Ðavít, xin thương xót tôi". Anh không chỉ kêu lên một lần nhưng là nhiều lần cho dù nhiều người quát nạt anh “im đi” anh càng la to hơn nữa.
Thầy đã nghe tiếng anh kêu. Thầy dừng lại. Và bảo anh đến với Thầy. Không ngần ngại ". liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Thầy. Tôi dừng lại chiêm ngắm hành động của anh:
- Liệng áo choàng,
- Đứng dậy
- Đến cùng Thầy
Hành động của anh chất vấn tôi: Tôi xác tín rằng nhiều lần trong cuộc sống, tôi cũng gặp cảnh mù tối của hành trình Đức tin, có khi tôi cũng sống bên lề đường của sự coi thường, Rồi tôi cũng cố lấy chiếc áo khoác cũ kỷ của trách móc giận hờn...để che đậy tấm thân mù lòa của tôi.
 Tôi còn khác xa anh. Anh đã bỏ tất cả để đến với Thầy để được Thầy chữa lành còn tôi vẫn mù và vẫn tật nguyền vì tôi còn né tránh, còn tính toán, còn giận hờn... chưa dứt khoát đứng dậy, chưa dám vứt chiếc áo choàng cũ kỷ ấy.
Anh đã thuộc về Thầy, vì anh để cho Thầy đụng chạm và chữa lành anh. Anh đã bước đi theo Thầy trên mọi nẻo đường Thầy đi. Anh thật hạnh phúc cùng song hành với Thầy.
Anh cầu nguyện cho tôi nhé! Để tôi thinh lặng đủ, lắng nghe tiếng Thầy gọi, hầu tôi đứng lên đi về phía Thầy để cùng song hành với Thầy mọi ngày trong cuộc sống của tôi.
Tôi hy vọng, cuộc sống tôi cũng sẽ hạnh phúc như anh. Vì đời chúng ta có Thầy.
Chúng mình cùng cầu nguyện cho  nhau anh nhé.
Tôi mượn bai thánh ca này  như lời tâm sự để  thưa lên với Thầy .


Chào anh Batimê

M. Prudence, SPP

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

ĐƯỜNG CHÂN LÝ- HÀNH TRÌNH ĐỜI TÔI





TIN MỪNG Mc 10,32-45

Đức Giêsu và các môn đệ đang trên đường lên Giêrusalem, Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình: 33"Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. 34Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại." 35Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây." 36Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?" 37Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang." 38Đức Giêsu bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" 39Các ông đáp: "Thưa được." Đức Giêsu bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. 40Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được." 41Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan. 42Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. 43Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; 44ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. 45Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người."

SUY NIỆM

Thực tế trong cuộc sống cho ta thấy biết bao khác biệt giữa người với người: trong một gia đình, nhóm, công ty, cộng đoàn, giáo xứ, họ đạo…bởi vì “nhân vô thập toàn”, và trật tự tương quan cũng đầy phức tạp. “ Tôi tớ không lớn hơn chủ”… Cộng đoàn giáo hội sơ khai cũng không nằm ngoài khác biệt này. Giữa lúc Chúa Giêsu loan báo kế hoạch Cứu độ là con đường thập giá Ngài phải gánh chịu. “Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại."(Mc 10, 33-34).
Ngay liền sau đó, hai anh em Gia-cô-bê và Gioan đến gặp Chúa và nói: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang”. (Mc 10, 35).
Bạn và tôi không tránh khỏi những thắc mắc và có khi là phiền trách hai anh em con Zê-bê-đê. Tôi nghĩ họ xin không sai, nhưng họ chỉ xin điều có lợi và vinh  dự cho bản thân, đó là được vinh quang với Thầy,…Còn điều kiện  của hành trình để đạt đến vinh quang họ không xin. Vậy là họ xin “đi tắt” trong hành trình theo Thầy. Nghĩa là khó khăn, đau khổ… kể cả cái chết họ xin được “ chuyển”. Khi Thầy giải thích họ chấp nhận, nhưng có lẽ họ chưa hiểu được ý nghĩa.

 Vì lời xin này, xung đột cộng đoàn đã xảy ra, “ mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan”. Tại sao họ bực tức, vì có lẽ trong tâm trí họ cũng mang ý nghĩ theo Thầy như hai anh em này chỉ để được vinh quang. Mình chưa trình bày hoặc không dám nói. Bây giờ hai anh em ông này đã dành rồi…
Chắc chắn, thực tế trong cuộc sống, ở hoàn cảnh nào chúng ta vẫn mang trong mình cơn bệnh “ tìm vinh quang” như các mộn đệ Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đưa ra điều kiện khác nữa của người môn đệ:
 “ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người”. (Mc 10, 43-44)
“Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người."(Mc 10, 45)
Động thái này không chỉ xảy ra trong cộng đoàn đầu tiên của Chúa Giêsu mà ngày nay vẫn còn đó trong xã hội, giáo hội, gia đình, cộng đoàn tu trì, cộng đoàn giáo xứ…đó là cơn bệnh kinh niên và có khả năng lây lan bởi mầm mống của độc quyền, ganh tỵ, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, óc bè phái, tranh giành ảnh hưởng…
Các Tông đồ đã được biến đổi hoàn toàn trong ngày lễ Ngũ Tuần, Các ông ra đi rao giảng, làm chứng và dám chết vì Thầy Giêsu…Lời hứa dám “uống chén đắng” và dám “chết vì Thầy” đã trở thành hiện thực.
Tôi và bạn, hành trình “hãy theo Thầy” của chúng ta vẫn còn tiếp diến mỗi ngày. Hành trình ấy vẫn là hành trình lên Giêrusalem với Thầy vẫn còn đó những đau khổ, hiểu lầm, oan ức… Ước mong chúng ta không loại trừ nhưng đón nhận tất cả với ý thức rằng: Uống chén đắng vì Thầy, hay chịu phép rửa vì Thầy .



LỜI NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, xin chỉ cho con thấy hành trình Chúa muốn con đi; xin ban thêm đức tin để con sẵn sàng tiếp tục bước đi; xin ban cho con lòng mến để con hoàn tất hành trình đời con cách trọn vẹn. Amen

M. Prudence, SPP






CON ĐƯỜNG VINH QUANG






Lời Chúa:  Mc 10,32-45

Đức Giêsu và các môn đệ đang trên đường lên Giêrusalem, Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình: 33"Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. 34Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại." 35Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây." 36Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?" 37Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang." 38Đức Giêsu bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" 39Các ông đáp: "Thưa được." Đức Giêsu bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. 40Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được." 41Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan. 42Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. 43Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; 44ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. 45Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người."

Suy niệm: 
          Trong đời sống đức tin, chúng ta thường cầu nguyện với Chúa, hay nói đúng hơn, chúng ta cầu xin. Xin Chúa ban cho chúng ta những ơn chúng ta muốn, nhiều khi chúng ta xin mà cũng không biết chúng ta xin gì. Như thánh Gia-cô-bê nói: “Anh em không có, là tại anh em không xin. Anh em xin mà không nhận được, là vì anh em xin không đúng, cứ mơ tưởng thoả mãn các đam mê của anh em” (Gc 4, 2b-3). Xét cho cùng, chúng ta xin những ơn cho nhu cầu cuộc sống của mình mà chúng ta chưa hiểu được hết ý nghĩa cứu độ của những ơn chúng ta xin.
          Như hai anh em Giacôbê và Gioan xưa, khi nghe Chúa Giêsu tin báo về cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Người, thì liền sau đó hai Ông đã "nhanh miệng" xin cho được ngồi bên hữu và bên tả Thầy mà chưa hiểu hết ý nghĩa lời Thầy vừa nói.
"Anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?"Các ông đáp: "Thưa được".
          Các ông chưa hiểu chén đắng của Thầy là gi, các ông bất chấp mà không biết lượng sức mình miễn sao là được vinh dự với Thầy theo ý của các ông...
Trong cuộc khổ nạn các ông đã chạy trốn và chối bỏ Thầy lúc Thầy bị bắt  đã nói lên sự bất tín và yếu đuối của các ông.
          Trong cuộc sống, bất cứa điều gì nó cũng có giá trị của nó, nếu không, cuộc sống này quá dễ giải đối với chúng tavà hông còn ý nghĩa. Cái giá mà chính Chúa Giêsu phải trả để chuộc lấy tội lỗi chúng ta thật là cao cả vì phải chịu đau khổ, hy sinh mạng sống, chấp nhận chết nhục nhã trên thập giá.     Như vậy, Thập giá là con đường duy nhất dẫn chúng ta đến vinh quang. Và đó chính là hành trình mà chúng ta cũng tự nguyện bước đi mỗi ngày. Vì “ tình yêu thật chỉ vươn lên từ thập giá” (Mẹ Tê-rê-sa Cancutte)

Cầu nguyện
          Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dùng thập giá để cứu độ con xin cho con biết đón nhận những khó khăn, thử thách là hành trinh thập giá mỗi ngày của đời con, xin cho con đừng kêu ca hay  phản kháng, nhưng xin cho con biết đón nhận trong âm thầm và yêu mến để tất cả trở nên điều kiện dẫn con vào hạnh phúc vinh quang  Nước Trời với Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
         

Nt. M. Ambrosina Huỳnh Thị Kim Tuyến.  SPP

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

MẤT TẤT CẢ ĐÊ ĐƯỢC CHÚA LÀ GIA NGHIỆP


TIN MỪNG: Mc 10, 28-31
Khi ấy, Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Ðây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy?" Chúa Giêsu trả lời rằng: "Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu. Nhưng có nhiều kẻ trước nhất sẽ nên rốt hết, và những kẻ rốt hết sẽ nên trước nhất".
SUY NIỆM:
Sau khi Chúa Giêsu chỉ ra cho chàng thanh niên giàu có điều kiện để được sự sống đời đời là anh “hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta" (Mc 10, 21). Phêro cảm thấy an toàn về những gì mình đã làm và thưa ngay vời Thầy: "Ðây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy?" Phêro tự hào về những gì minh đã làm. Nhiều lúc trong cuộc sống cũng như Phê-rô chúng ta đã kể công một điều gì đó mình đã làm. Thật sự những gì chúng ta làm không là gì cả trước tình yêu bao la của Chúa, không thêm gì cho Chúa cả, chỉ vì phần rỗi của chúng ta mà thôi. Chúa chỉ muốn chúng ta công tác vào tình yêu, vào kế hoạch của Ngài trên cuộc đời chúng ta. Chỉ vì Ngài muốn chúng ta là của Ngài  và thuộc về Ngài cách trọn vẹn.
Những gì chúng ta làm tất cả vì tình yêu dù một “ly nước lã” Thiên Chúa cũng không bỏ qua. Nên Chúa Giêsu trả lời ngay cho Phê-rô cũng như cho chúng ta hôm nay: “chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu”(Mc 10, 29- 30).
Chúng con cần xác tín rằng: mọi Ân huệ Chúa ban chỉ vì yêu thương và để cứu độ chúng con. Hãy nhớ lại cuộc đời chúng ta. Dẫu chỉ như: “Năm "năm chiếc bành và hai con cá", như “cái vò cũ bên bờ giếng” “một phần tư xu” nhưng Thiên Chúa luôn khao khát, yêu thương, đón nhận và đưa về trong cung lòng nhân hậu của Ngài “như con chiên bị lạc, tìm được hơi ấm của chủ chiên, “đứa con hoang đàng,” được phục hồi nhân phẩm bởi một tình yêu chung thủy và chạnh lòng... Chúng con là duy nhất trong trái tim yêu thương của Chúa, trái tim của vị Mực Tử nhân lành Đấng luôn đi tìm và giải thoát chúng ta, hầu chúng ta được “ở lại” trong Chúa là nguồn "Sự Sống, nguốn Ánh Sáng và nguồn Chân Thật" làm cho cái duy nhất của chúng con được chữa lành, được cứng cáp, được biến đổi và được viên mãn.
Hãy để cho Thiên Chúa hành động trong cuộc đời của chúng ta. Phần chúng ta hãy buông bỏ tất cả và làm hết sức có thể những gì Ngài muốn chúng ta làm vì lòng mến mà thôi. Vì “có nhiều kẻ trước nhất sẽ nên rốt hết, và những kẻ rốt hết sẽ nên trước nhất". (Mc 10, 31)

CẦU NGUYỆN
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi, mọi ân huệ con lãnh nhận là nhờ Tình Yêu Cứu độ của Cha trong Chúa Giêsu và sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Nguyện xin Thiên Chúa tình yêu qua lời cầu bầu của Hiền Mẫu Maria ban cho con tình yêu của lòng hy sinh, âm thầm, quảng đại buông bỏ và dấn thân phục vụ với tâm hồn thanh thoát  để được mối lợi duy nhất là Giêsu Ki-tô Chúa của con. Amen.

 M.Prudence, SPP

GIÁ TRỊ TIN MỪNG



Tin Mừng theo Thánh Marcô. Mc 10, 28-31
Khi ấy, Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Ðây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy?" Chúa Giêsu trả lời rằng: "Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu. Nhưng có nhiều kẻ trước nhất sẽ nên rốt hết, và những kẻ rốt hết sẽ nên trước nhất". 
Suy Niệm: 
“Con vua thì được làm vua
Con sải ở chùa thì quét lá đa”

Đó là kinh nghiệm bao đời cha ông để lại để chứng minh cảnh sống cha truyền con nối. Cha giàu thì con giàu. Cha nghèo thì con nghèo. Đôi vòng luẩn quẩn của phận người.
Tuy nhiên Tin Mừng hôm nay đưa ra một chân lý ngược lại với nhận thức của con người. Khởi đi từ câu hỏi của Phê-rô:"Ðây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy?" Trong tâm trí của Phê-rô theo Thầy để được cái gì đó lợi hơn. Cái lợi ích của Phê-rô tìm kiếm vẫn là chức trọng quyền cao chăng?
Câu trả lời của Chúa Giêsu không chỉ đưa ra những phần thưởng sẽ được mà còn là một định hướng triệt để không chỉ cho phê-rô và các tông đồ mà cả chúng ta hôm nay: “Chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu”(Mc 10, 29-30).
Ai theo Ðức Giêsu, thì trở nên giống như Ngài. Ðức Giêsu đã từ bỏ vinh quang, địa vị Thiên Chúa và mang thân phận một con người nghèo hèn không có của cải giàu sang và cuối cùng mất cả mạng sống. Là môn đệ của Ngài, chúng ta cũng phải chấp nhận từ bỏ tất cả những gì mình có, chúng ta cũng phải chấp nhận chịu ngược đãi như Chúa. Nhưng Chúa đã hứa ban cho ta phần thưởng cao quí là sự sống đời đời.

Cầu nguyện:
Lạy Chúa, Chúa thấu suốt tâm hồn con, Xin Chúa cho con biết Chúa để con theo Chúa và yêu mến Chúa hơn. Xin cho con biết con để con biết từ bỏ mình để sống cho Tin Mừng. Amen.


Nt. M. Alina Thúy Ngân, SPP