Sau
đó, Đức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Tibêria. Người tỏ mình ra
như thế này. Ông Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Điđymô, ông Nathanael người Cana
miền Galilê, các người con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với
nhau. Ông Simon nói với ông: “Tôi đi đánh cá đây”.Các ông đáp: “Chúng tôi cùng
đi với anh”. Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì
cả.
Khi
trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó
chính là Đức Giêsu. Người nói với các ông: “Này các chú, không có gì ăn ư?” Các
ông trả lời: “Thưa không”. Người bảo các ông: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn
thuyền đi, anh em sẽ bắt được cá”. Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo
lên nổi, vì lưới đầy những cá. Người môn đệ được Đức Giêsu thương mến nói với
Phêrô: “ Chúa đó!” Vừa nghe nói “Chúa đó!”, ông Simon Phêrô vội khoác áo vào vì
đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo
lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm
thước.
Bước
lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa.
Đức Giêsu bảo các ông: “Đem ít cá mới bắt được tới đây!” Ông Simon Phêrô lên
thuyền , rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi
ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. Đức Giêsu nói: “Anh em đến mà
ăn!” Không ai trong các môn đệ biết rằng đó là Chúa. Đức Giêsu đến, cầm lấy
bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Đó là lần thứ ba Đức
Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi chỗi dậy từ cõi chết
.
SUY
NIỆM
Một lần nữa Chúa Giê-su đã chứng tỏ cho
chúng ta biết Ngài là Đấng hay quên. Phải, Ngài đã quên hết những vấp váp, sa
ngã…của các môn đệ, nhưng thay vào đó Ngài đã làm mọi cách để giúp họ bình an tiến
về tương lai. Chỉ một cử chỉ thân thương nhưng đủ để chạm vào tâm lòng của đấng
nam nhi như các môn đệ. Mấy khi trong những khoảnh khắc của cuộc đời chúng ta
vẫn cần lắm những sự đồng cảm, một lời động viên, an ủi… Đặc biệt là trước lỗi lầm
của nhau, để phần nào đó giúp nhau sống triển nở hơn.
Tiếp đến, với mẻ cá lạ, càng cho chúng ta
thấy bàn tay can thiệp của Chúa vào cuộc đời chúng ta cách rõ ràng cũng như khi
các môn đệ đang trong tình trạng hoàn toàn kiệt sức và gần như vô vọng.“Các môn
đệ vất vả suốt đêm nhưng chẳng bắt được gì” thì Chúa chính là “ngư phủ sành
điệu” người dẫn lối chỉ đường cho họ.
Đã
rất nhiều lần trong đời sống, khi chúng ta thấy mình thật sự cố gắng hết sức
nhưng vẫn thất bại, những lúc như vậy chúng ta hãy vững tin chạy đến với Chúa
để Ngài chỉ cho chúng ta nên làm gì. Chắc rằng kết quả sẽ hơn cả điều chúng
mong đợi. Vì khi Thiên Chúa đóng cánh cửa này, Ngài sẽ mở cánh cửa khác. Tình
yêu Ngài là niềm hy vọng của chúng ta.
3.
Lời nguyện
Lạy
Chúa Giêsu, xưa Chúa đã sai các môn đệ ra khơi thả lưới, nay Chúa cũng sai
chúng con đi vào cuộc đời. Chúng con phải đối diện với bao thách đố của cuộc
sống, xin dạy chúng con biết chiến đấu trong cuộc chiến mỗi ngày, lúc chúng con
tìm kếm Ngài trong nước mắt, xin hãy gọi tên chúng con như Chúa đã gọi tên chị
Maria, lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc, xin hãy đi với chúng con trên dặm
đường dài như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau, lúc chúng con đóng cửa vì sợ
hãi, xin hãy đến đứng giữa chúng con như Chúa đã đến đem bình an cho các môn
đệ, lúc chúng con cố chấp và xa cách an hem, xin hãy kên nhẫn và khoan dung với
chúng con như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi và lúc chúng con vất vả
suốt đêm mà không được gì, xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn, như Chúa đã
nướng bánh và cá cho các môn đệ.
Lạy
Chúa Giêsu Phục Sinh, xin tỏ mình ra cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày, để chúng
con tin là Ngài đang sống, đang đến và đang ở thật gần bên chúng con.Amen. (
Trích trong RABBOUNI)
Bấy giờ,
hai môn đệ từ Em-mau trở về, thuật lại những gì đã xày ra dọc đường và việc
mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người
bẻ bánh.
Các ông
còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng
giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em!” Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói:
“Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính
Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương
có thịt như anh em thấy Thầy có đây? Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các
ông xem. Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người
hỏi: “Ở đây anh em có gì ăn không?” Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng.
Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.
Rồi
Người bảo: “Khi còn ở với anh em, Thấy đã từng nói với anh em rằng tất cả những
gì sách Luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vình đã chép về Thầy đều phải
được ứng nghiệm.” Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiều Kinh Thánh và Người nói: “Có Lời Kinh
Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết
sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ
Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng
nhân về những điều này.”
SUY NIỆM:
Chứng
kiến cuộc tử hình của Thầy Giêsu, các Tông đồ chưa hết hoang mang, bàng hoàng sợ hãi…Bây giờ
như trong cơn mơ Thầy lại hiện ra và chúc bình an. Ai mà tin cho nỗi. Cho dù
trước đây Thầy đã hiện ra và củng cố niềm tin cho từng người, nhưng vẫn còn đó
hoai nghi, ngờ vực… vì nỗi đau nỗi và mất mát qúa lớn… Chúng ta hãy đem kinh
nghiệm của các tông đồ vào trong cuộc sống của ta để ta cảm thông với các ông. Đồng thời, xin Chúa cho bản thân chúng ta ơn Đức Tin và ơn sống niềm vui Phục
Sinh trong từng khoảnh khắc của ngày sống chúng ta cách mạnh mẽ hơn.
Vậy đó, Thầy
không một lời trách cứ các ông, nhưng nghe cung giọng của Thẩy cho chúng ta một
cảm nhận thầy thương các ông hơn và thương nhiều lắm. Với giọng nói vỗ về: “Sao
lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính
Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương
có thịt như anh em thấy Thầy có đây?”(LC 24, 38-40)
Các tông
đồ chưa thể tin, vì các ông chưa vượt qua được ranh giới “bức tường lửa” của cái
tôi vật chất với cuộc “Vượt Qua” của Thầy. Vì thế, Chúa mời gọi các ông hãy
đến, nhìn và đụng chạm vào thân thể của Ngài. Để nơi thân thể đó, những vết
thương còn đó, chứa đựng tình thương của Chúa một cách tròn đầy thể hiện qua sự
hiện diện của Ngài.
Tình yêu
Phục Sinh vượt trên tất cả. Chính vì thế, để đón nhận niềm vui, hồng ân cao cả
này… Chúng ta cần phải vượt qua mọi ích kỷ, hận thù, ghen tỵ, loại trừ, mặc cảm… Vì Thầy
sống lại không phải để trừng phạt những người đã đối xử tàn nhẫn với Thầy trong
cuộc khổ nạn, để trách mắng những môn đệ bội tín. Nhưng trái lại, Thầy đã đến
trong chiến thắng khải hoàn để ban bình an, củng cố niềm tin, giúp họ vững vàng
hơn trong lời Kinh Thánh đã loan báo nhưng vẫn với cung cách của vị Vua khiêm
tốn, âm thầm và hiền lành… Chính tình yêu Phục Sinh xóa tan mặc cảm tội lỗi các
môn đệ, đẩy lui bóng đêm sự dữ,tội ác và sự chết ... Sức mạnh Phục Sinh sẽ biến
đổi và mang lại cho họ niềm vui mừng và hy vọng vì được Chúa Phục sinh tiếp tục
yêu thương, tha thứ cho họ. Chính nhờ vào lòng nhân từ hay thương xót ấy đã làm
cho con người trở nên gần gũi với Ngài, hơn là sợ hãi, tránh né,…
Cũng như
các môn đệ, Chúa dẫn chúng ta vào hành trình phục sinh của Ngài để chúng ta được
yêu thương hơn. Kinh nghiệm yêu thương và được yêu thương sẽ đem đến cho chúng
ta ơn bình an, niềm vui và hy vọng và đó chính là điều mà Chúa Phục Sinh muốn
chúng ta làm chứng cho Ngài: “Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba,
từ cõi chết sống lại” (LC 24,48). Ngang qua mầu nhiệm cuộc đời của chúng ta.
CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa
Giêsu, Chúa đã phục sinh để ban cho con sự sống mới. Xin cho con biết mở lòng ra
để đón lấy trong niềm vui và bình an, hầu con có thể làm chứng Chúa đã phục
sinh ngay trong chính bản thân con khi tương quan với mọi người nơi môi trường
con được sai đến.Amen.
Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy
ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
36 Các ông còn đang nói, thì chính
Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em! "37
Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma.38 Nhưng Người nói:
"Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực?39 Nhìn chân
tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em
thấy Thầy có đây? "40 Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các
ông xem.41 Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng,
thì Người hỏi: "Ở đây anh em có gì ăn không? "42 Các ông
đưa cho Người một khúc cá nướng.43 Người cầm lấy và ăn trước mặt các
ông. 44 Rồi Người bảo: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói
với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh
Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm."45 Bấy giờ Người
mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh46 và Người nói: "Có lời Kinh
Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết
sống lại;47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu
từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.48 Chính anh
em là chứng nhân về những điều này.
SUY NIỆM
Lần bước theo từng biến cố Đức Giêsu hiện
ra sau khi phục sinh, chúng ta thấy cách Chúa Giêsu đến với từng con người rất
khác nhau. Tùy hoàn cảnh, tuỳ nội tâm từng cá nhân… mà Chúa bày tỏ chính Ngài
để mỗi người tin, cảm nhận yêu mến và đón nhận
Ngài cách thâm sâu cá vị.
Tin Mừng hôm nay đưa ta vào cộng đoàn các
môn đệ để cùng với các ông gặp gỡ Đấng Phục sinh. trong căn phòng nhỏ, Chúa
Phục Sinh hiện ra với nhóm mười một. “Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma.Nhưng
Người nói: "Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay
Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy
Thầy có đây?” (Lc, 24,38-40)
Xin mời bạn, chúng ta cùng chiêm ngắm hình
ảnh một cộng đoàn có Chúa Phục Sinh hiện diện với bình an của Ngài, thật hạnh
phúc biết bao. Cho dẫu có đôi lúc chúng ta còn ngỡ ngàng, ngờ vực, nhưng Ngài
sẽ an ủi, gần gũi, vỗ về, yêu thương và cho phép chúng ta sờ mó và đụng chạm
Ngài cách thân thương làm sao…
Chúng ta hãy học cách của Chúa đến với tha
nhân. Nhất là những người cần được ta yêu thương chăm sóc, những trẻ em đáng
thương sống vất vưỡng trên đường phố, trẻ em và người già bán vé số cần được
tôn trọng và nâng đỡ; những người hàng ngày sống chung với ta trong cùng gia
đình, cộng đoàn, lớp học, công ty… đến với tấm lòng vị tha, với chia sẻ cảm
thông, gợi lại những kỷ niệm đẹp…để tạo nên những ấn tượng và thêm tình nghĩa
yêu thương.
Lời mời gọi cuối cùng Đức Ki-tô phục sinh
ngỏ với các tông đồ, và qua các ngài, với tất cả chúng ta, là mời gọi trở thành
chứng nhân : « Chính anh em là những chứng nhân về những điều
này » (c. 48). Nhưng đâu là cách thức hay con đường để trở thành chứng
nhân của Đức Ki-tô ?
Đó là con đường của
các tông đồ và của những chứng nhân đầu tiên ; nhưng trong con đường của
các ngài, chúng ta sẽ tìm ra những kinh nghiệm nền tảng làm nên con đường dành
riêng cho mỗi người chúng ta hôm nay. Có hai kinh nghiệm nền tảng, liên kết
chặt chẽ với nhau : kinh nghiệm lắng nghe các chứng nhân khác và kinh
nghiệm đích thân nhận ra sự hiện diện sống động của Đức Ki-tô phục sinh.
Chúng ta hãy lắng nghe
và đi vào tâm tình của các chứng nhân chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ Đức Ki-tô phục sinh : hai
môn đệ đã chia sẻ với tất cả niềm xác tín và niềm vui như thế nào ? Và các
ông đã ước ao thông truyền kinh nghiệm của mình như thế nào ?
Xin Chúa ban cho chúng ta ơn bình an và
niềm vui, không chỉ vì Đức Ki-tô đi vào sự sống mới, nhưng còn là vì, mầu nhiệm
Phục Sinh của Chúa có liên quan sâu xa đến cuộc đời và hành trình đức tin của
chúng ta: tất cả, dù là thử thách, đau khổ, tội lỗi, bệnh tật và sự chết, đều
trở thành đường đi dẫn đến niềm vui phục sinh, và sự sống phục sinh đã được
gieo và sinh hoa kết quả ngay hôm nay. Như hai môn đệ Emau với con tim “bừng
cháy” khi chúng ta nhận ra nơi chính mình cuộc vượt qua của Đức Ki-tô.
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu Phục
Sinh, xin cho con luôn cảm nhận sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống con. Và
cho con biết sống và đem niềm vui phục sinh đến cho mọi người. Amen.
Sau ngày Chúa phục sinh Tin Mừng cho ta thấy, sống và cảm nhận nhiều
tâm trạng khác nhau của các môn đệ: sợ hãi, buồn chán, khóc lóc,thất vọng, bỏ
cuộc…về quê. Chúng ta cũng thấy mình trong đó.
Tại sao các môn đệ thất vọng và có nhũng tâm trạng như vậy, vì họ
không cùng chung tâm tình với Thầy. Họ theo Thầy nhưng họ không muốn đi chung
con đường thập giá của Thầy. Họ thất vọng vì họ không thấy được ý nghĩa của đau
khổ. Phải chăng đây cũng là cách suy nghĩ và lối sống của tôi và bạn.
Trên hành trình trở về Emau của hai môn đệ, đầy chán chường, thất
vọng và có khi còn mang thêm sự xấu hổ. Vì theo một “sư phụ” mà bị coi là “tội
phạm”. Nhưng Chúa Phục Sinh đã đến đúng lúc để khai sáng cho các ông hiểu Kinh
Thánh.
Trong cuộc sống, Chúa đến với mỗi người chúng ta không phải theo ý
ta muốn, nhưng là giờ của Chúa muốn. Chúa muốn chúng ta sống và làm theo thời
điềm của Chúa muốn. Vì tư tưởng và đường lối của Chúa cao hơn, tốt hơn đường
lối và tư tưởng của chúng ta. Cách nào đó, cũng như hai môn đệ Chúa Phục Sinh
cũng đã, đang đồng hành với chúng ta, Ngài cũng đã trở nên người cha, người mẹ, người anh, người chị, người
thầy, người bạn thân thiết… đồng hành, chia sẻ, cảm thông và yêu thương... khi chúng
ta buồn chán, cô đơn, thất vọng… Ai trong chúng ta cũng đã có kinh nghiệm: Nỗi
buồn được chia sẻ sẽ vơi đi một nửa. Niềm vui được chia sẻ thì sẽ được nhân
đôi.
Chúa Giêsu Phục Sịnh là một người bạn đồng hành tuyệt vời. Chúng ta
hãy chiêm ngắm cách Ngài đồng hành với hai môn đệ: Lắng nghe câu chuyện của họ,
gợi chuyện trong kiên nhẫn, giúp họ bày tỏ nỗi lòng. Chúng ta hãy bắt chước hai
môn đệ. Đó là sẵn sàng mở lòng cho Chúa, để Ngài tự do đi vào cuộc đời của ta,
để Ngài khai sáng những ngõ ngách trong tâm hồn ta. Nhất là cho ta biết
lắng nghe Lời của Ngài qua từng con người, từng biến cố. Chúng ta hãy bắt chước
Chúa Giêsu đến vói tha nhân trong thái độ biết lắng nghe, cảm thông… với cử chỉ
thân thiện, yêu thương và phục vụ…
Cuối hành trình, “Chúa đã bẻ bánh”. “Họ đã nhận ra Chúa” Đây là cử
chỉ yêu thương trao ban mà họ đã lãnh hội khi ở với Thầy. Giờ đây giúp họ xác tín hơn: Đó chính là Thầy. Khi trở lại với “
nhóm mười một” họ đã khẳng định: “ Chúng tôi đã thấy Chúa”
Trong thánh Lễ mỗi ngày, Chúa Phục Sinh cũng đang bẻ chính mình
Ngài cho chúng ta. Chúng ta cũng hãy bẻ cuộc đời mình cho tha nhân qua cử chỉ,
lời nói tế nhị và việc làm bác ái.
Chúng ta cùng đọc bài Tin Mừng để lòng mình cũng được bừng cháy lên
như hai môn đệ nhờ được Đấng Phục Sinh cùng đồng hành.
TIN MỪNG theo Thánh Luca (Lc 24, 13-35)
Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là
Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về
những việc vừa xảy ra.
Đang khi họ nói truyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa
Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người.
Người hỏi: "Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã
vậy?" Một người tên là Clêophas trả lời: "Có lẽ ông là khách hành
hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong
thành mấy ngày nay". Chúa hỏi: "Việc gì thế?" Các ông thưa:
"Sự việc liên can đến ông Giêsu quê thành Nadarét. Người là một vị tiên
tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể
dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xử
tử và đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người
sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ
nữ trong nhóm chúng tôi, quả thật, đã làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng
sáng. Và không thấy xác Người, họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo
rằng: Người đang sống. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự
đều đúng như lời các phụ nữ đã nói; còn Người thì họ không gặp".
Bấy giờ Người bảo họ: "Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên
tri đã nói! Chớ thì Đấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh
quang sao?" Đoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích
cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người. Khi gần đến làng hai ông
định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng:
"Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn".
Người liền vào với các ông.
Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng,
bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Đoạn Người biến
mất. Họ bảo nhau: "Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong
ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó
ư?" Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và
các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: "Thật Chúa đã sống lại, và đã
hiện ra với Simon". Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và
hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin
cho con luôn cảm nhận cách sâu sắc và chắc chắn rằng: Chúa luôn hiện diện và
đồng hành với con khi con cô đơn, buồn chán và thất vọng nhất. Để từ đó,con
cũng biết đến với người khác như Chúa đã đến với con. Amen.
Cùng ngày thứ
nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem
độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra.
Đang khi họ nói
truyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với
họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người. Người hỏi: "Các ông
có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?" Một người tên
là Clêophas trả lời: "Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem
mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay". Chúa
hỏi: "Việc gì thế?" Các ông thưa: "Sự việc liên can đến ông
Giêsu quê thành Nadarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động
và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế
và thủ lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập
giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã
xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi, quả
thật, đã làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng sáng. Và không thấy xác Người,
họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng: Người đang sống. Vài người
trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các phụ nữ đã
nói; còn Người thì họ không gặp".
Bấy giờ Người
bảo họ: "Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói! Chớ thì Đấng
Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?" Đoạn
Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả
các lời Kinh Thánh chỉ về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả
vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại
với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn". Người liền vào với
các ông.
Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người
cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận
ra Người. Đoạn Người biến mất. Họ bảo nhau: "Phải chăng lòng chúng ta đã
chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh
Thánh cho chúng ta đó ư?" Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và
gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: "Thật
Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon". Hai ông cũng thuật lại các
việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.
SUY NIỆM
Bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Luca thuật lại câu chuyện của hai môn
đệ trên đường Emmau. Chúa Giêsu đã hiện ra cùng đồng hành với các ông, cùng trò
chuyện, thế nhưng các ông lại không nhận ra. Vì lúc đó lòng các ông đang bị chi
phối bởi điều gì? Các ông đang toan tính cho một tương lai mới, vì hiện tại các
ông đang thất bại nặng nề. Thầy Giêsu chết làm các ông thất vọng hoàn toàn, không
còn gì nữa? Vâng, các ông đang bị chi
phối, thất vọng, lòng nặng trĩu buồn phiền về cái chết của Thầy. Các ông tin “Người là một vị tiên tri có quyền lực
trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt
Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta
đã bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập giá” Niềm hy vọng của
các ông đã sụp đổ hoàn toàn, nên khi Thầy chết là một cú shock kinh hồn.
Trong cuộc sống, khi ta thất vọng nhất, Chúa vẫn ở đó với ta, khi
ta buồn chán nhất Chúa vẫn đồng hành với ta. Khi ta tưởng mình lẻ loi, cô đơn Chúa
vẫn hiện diện, vẫn ngay bên… Ta không nhận ra chỉ vì lòng ta đóng kín và thiếu
niềm tin…
Con người ngày nay đang mất niềm
tin nơi Chúa và nơi nhau. Nếu ta không mở lòng thì ta không được Đấng Phục chạm
vào, Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự và yêu thương ta, nhưng Ngài vẫn tôn
trọng tự do của ta. Vì thế, ta hãy mở
lòng để đến với Ngài và tha nhân. Nếu như hai môn đệ không mở lòng để nói những
buồn phiền, thất vọng thì làm sao Chúa có thể giải thích , khai sáng cho để họ tiếp
tục cuộc hành trình của họ. Ta hãy mở lòng để Chúa đã Phục Sinh đi vào cuộc đời
của ta và ta cũng hãy khiêm tốn, kiên nhẫn, dịu dàng và yêu thương… để đến với
tha nhân.
II. LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, tâm
trạng của hai môn đệ cũng là tâm trạng của con hôm nay. Đôi khi trong cuộc sống
, con cũng gặp những thất bại, hiểu lầm, buồn chán … Tất cả làm con mất niềm
tin, chao đảo , đắm chìm trong tuyệt vọng
mà không nhận ra Chúa vẫn đồng hành, vần trò chuyện và dang tay chờ đón
con. Xin Chúa cho con cặp mắt đức tin,
để con có thể nhận ra Chúa nơi những người chung quanh con, để con có thể đón
nhận tất cả, trao ban tất cả như Chua cũng đã đón nhận con và trao ban cho con
tất cả. Xin Chúa Giêsu Phục Sinh luôn đồng hành và ở cùng con luôn mãi, để con
cũng biết chia sẻ niềm vui cho những người chung quanh con nữa. Amen.
Chúng ta thử hình dung tâm trạng của bà
Maria, bà sống trong hoàn cảnh thật đau thương và bi đát. Cảnh bàng hoàng, sợ
hãi…Thầy Giêsu bị bắt, bị giết… Chứng kiến cảnh Thầy chết trên Thập Giá. Cơn
đau, và nỗi niềm thương nhớ chưa nguôi ngoai, nước mắt vẫn còn trên mi… đứng
ngồi không yên. Hãy đặt mình trong đó để cảm thông với bà. Phải chăng tôi cũng đang sống như bà?
Ngày thứ nhất trong tuần, khi trời còn
tối, bà đã ra thăm mộ Thầy, có lẽ khi đã yêu, con người không thể ở yên, họ được
thôi thúc làm gì đó cho người mình yêu. Maria yêu Thầy, nên bà bất chấp sự sợ
hãi, sự không an toàn… có lẽ dọc đường
bà cũng đã nghĩ: “ai sẽ giúp tôi lăn tảng đá ra”? Nhưng khi ra đến mộ, mọi sự
đã hoàn toàn khác. Không thấy xác Thầy đâu và “ bà đứng gần mồ Thầy mà
than khóc”.
Tình yêu Phục Sinh đòi chúng ta bật ra khỏi chính con người của
mình, ra khỏi vòng lẩn quẩn của cái tôi cũ kỹ và bước đi trong ánh sáng của bình
minh, của ngày mới. Như Maria Madala, bà yêu Thầy thật nồng nàn nhưng tình yêu
của bà còn dừng lại ở chính bản thân và tự sức mình, nên bà còn có những dòng
nước mắt và lời khóc than. Nhưng khi bà nghe được tiếng gọi chính tên của bà “Maria”.
Bà quay lại và đáp trả “ Rabboni” Tiếng gọi và lời đáp trả được tháp nhập vào
nhau như là duy nhất sẽ làm sáng lên Tình yêu. Quả vậy Maria Madala nhận ra Thầy
đã phục Sinh khi bà quên đi chính mình và quay lại với sức mạnh và mạc khải của
Thầy và bằng chính ơn Thầy ban.
Đời sống của chúng ta, nhiều khi còn nhiều những nỗi buồn và dòng
nước mắt của khổ đau, lo toan, phiền muộn…khi nghĩ đến bản thân còn lạc loài,
bị bỏ rơi, hay bị coi thường giữa một cộng đồng người cùng nghề nghiệp, cùng chí hướng hay cùng lý
tưởng… Xin cho chúng ta có cái nhìn tinh tế của con tim rộng mở để đón nhận
nhau và cùng nhận ra tất cả là Ơn Ban để ôm tất cả vào lòng và dâng lên Đấng đã
Phục Sinh vì yêu thương và giải thoát chúng ta. Đoạn Tin Mừng hôm nay sẽ là nguồn an ủi cho chúng ta khi chúng sống đúng niềm tin của mình.
TIN MỪNG theo Thánh Gioan.Ga 20, 11-18
Khi ấy, bà Maria đang còn đứng gần mồ Chúa mà than khóc. Nhìn vào
trong mồ, bà thấy hai thiên thần mặc áo trắng đang ngồi nơi đã đặt xác Chúa
Giêsu, một vị ngồi phía đàng đầu, một vị ngồi phía đàng chân. Hai vị hỏi:
"Tại sao bà khóc?" Bà trả lời: "Người ta đã lấy mất xác Chúa tôi
và tôi không biết người ta đã để Người ở đâu?" Vừa nói xong, bà quay mặt
lại, thì thấy Chúa Giêsu đã đứng đó, nhưng bà chưa biết là Chúa Giêsu. Chúa
Giêsu hỏi: "Bà kia, sao mà khóc, bà tìm ai?" Tưởng là người giữ vườn,
Maria thưa: "Thưa ông, nếu ông đã mang xác Người đi, thì xin cho tôi biết
ông đã đặt Người ở đâu, để tôi đến lấy xác Người". Chúa Giêsu gọi:
"Maria". Quay mặt lại, bà thưa Người: "Rabboni!" (nghĩa là
"Lạy Thầy!"). Chúa Giêsu bảo bà: "Ðừng động đến Ta, vì Ta chưa
về cùng Cha Ta. Nhưng hãy đi báo tin cho các anh em Ta hay và bảo họ rằng: Ta
về cùng Cha Ta, cũng là Cha các con; về cùng Thiên Chúa Ta, cũng là Thiên Chúa
các con".
Maria Mađalêna đi báo tin cho các môn đệ rằng: "Tôi đã trông
thấy Chúa và Chúa đã phán với tôi những điều ấy".
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, Chúa đã sống lại và ra khỏi mồ, xin cho con ra khỏi nấm mồ của bản thân con để lắng nghe và đáp lại tiếng Chúa gọi con trong mọi biến cố của cuộc sống. Hầu con nhận ra Chúa đang sống trong con và trong mọi người Chúa gởi đến cho con. Amen.
Bốn
mươi ngày Chay Tịnh trôi qua trong tâm tình sám hối, ăn năn và trở về giao hòa
với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính mình.
Năm
mươi ngày sống Mùa Phục Sinh được mở ra với niềm vui, hy vọng và hướng đến viên
mãn…
Chắc chắn, con số 40 ngày Mùa Chay và 50 ngày Mùa Phục Sinh mang ý ngĩa riêng của nó, nhưng ở đây chúng ta Chỉ nói về sự nhỏ hơn và lớn hơn thì cho ta thấy rằng: niềm vui lớn hơn nỗi buồn. Vì thế ta
hãy sống niềm vui, hãy trao cho nhau niềm vui- Niềm Vui Phục Sinh, niềm vui sự sống mới.
Bài
Tin Mừng hôm nay cho ta một hình ảnh đẹp: “Chúa Giêsu đón gặp các bà”, Người nói: "Chào các bà". Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy" Chúng ta dừng lại, lấy thời gian để chiêm ngắm hình ảnh rất sông động này và tự hỏi tôi có kinh nghiệm gặp gỡ và ôm chân Đấng Phục Sinh chưa? Bạn thử tưởng tượng niềm vui này và tưởng tượng cuộc nói chuyện giữa Chúa Giêsu Phục Sinh với các bà, để chúng ta cảm nhận được sự thân thương và gần gũi giữa Đấng Phục Sinh và chính bản thân chúng ta.
Sau đó Chúa Giêsu trao
cho họ một sứ mạng: "Hãy đi nói
với anh em đến Galilêa mà gặp Ta ở đó". Vậy là Galilee trở nên điểm hẹn
của Tin Mừng Phục Sinh. Chính Chúa Giêsu chọn để các môn đệ tiếp tục cuộc
đăng trình.
Bạn có nghĩ rằng hình ảnh này vừa là một
lời mời gọi sống, rao giảng và làm chứng Tin Mừng Phục Sinh nhưng cũng đang
chất vấn, đánh động tâm hồn chúng ta.
Nhìn vào đời sống thực tế của chúng ta, khi
chúng ta đi đến đâu, sống nơi nào và làm việc gì? Chúng ta có gieo niềm vui, bình an và tiếng tốt… mang lại lợi ích cho nhau, cho cuộc sống? Hay chúng ta trở nên một điểm đen, hoặc bóng tối rồi mọi người nhẹ nhàng rút lui hay ẩn mình đi vì lời nói, hành vi hay cử chỉ của
chúng ta gây nên vết thương lòng làm họ đau nhói, hay tổn thương cả một đời… Như Đức Giêsu,
chúng ta phải là người qui tụ “đám đông” để cùng nhau sống niềm vui và hy vọng. Chứ đừng trở nên kẻ giải tán đám đông đáng thương- thật tội nghiệp.
Vậy chúng ta tự hỏi, tôi phải sống như thế
nào và phải làm gì để sống Tin Mừng Phục Sinh?
Chúng ta cùng đọc lại bài Tin Mừng để như
hâm nóng lại cõi lòng mình.
TIN MỪNG theo Thánh Matthêu.(28,
8-15)
Khi ấy, các bà vội
ra khỏi mồ vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Chúa. Và
này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: "Chào các bà". Các bà liền
lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: "Các bà đừng
sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó họ sẽ gặp
Ta".
Ðang khi các bà lên
đường, thì mấy người lính canh vào thành báo tin cho các thượng tế biết tất cả
những gì đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ lão, và sau khi đã bàn
định, họ cho lính một số tiền lớn và bảo rằng: "Các anh hãy nói rằng: Ban
đêm khi chúng tôi đang ngủ, thì môn đệ ông đến lấy trộm xác ông. Nếu việc này
đến tai tổng trấn, chúng tôi sẽ thương lượng với ông, không để các anh phải
phiền hà đâu". Bọn lính canh nhận tiền và đã làm y như họ căn dặn chúng.
Bởi thế, lời đó được phao truyền nơi người Do-thái cho đến ngày nay.
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng con tôn thờ và yêu mến, xin cho con biết
mở lòng mình để đón nhận và sống Tin Mừng Phục Sinh vời tâm tình cảm tạ và lòng
biết ơn. Amen.
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc
trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ.2
Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà
nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người
ở đâu."
3 Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi
ra mộ.4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông
Phê-rô và đã tới mộ trước.5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng
vải còn ở đó, nhưng không vào.6 Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến
nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó,7 và khăn
che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp
riêng ra một nơi.8 Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước,
cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng:
theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết
SUY NIỆM
Chúng ta thử hình dung, một
phụ nữ chân yếu tay mềm, còn được mệnh danh là phái yếu, nhút nhát... Thế mà bà
Maria Madalena vượt lên tất cả những
điều đó. Bà chạy ra mồ, lúc trời còn tối, động lực nào mà bà đã làm điều đó. Nếu
không phải là Tình Yêu.
Xin cho chúng ta nhận
ra Đức Ki-tô Phục Sinh hiện diện sống động moi ngày trong cuộc sống chúng ta ở
mọi nơi và mọi lúc, dù đã diễn ra như thế nào, với những thăng trầm nào.
Và vì sự sống của Đức
Ki-tô phục sinh là có thật, xin cho chúng ta được nhận ra sự sống của Chúa tràn
ngập cuộc sống chúng ta để biến đổi sự sống hôm nay của chúng ta
Xin cho chúng ta,
trong Tuần Bát Nhật, trong Mùa Phục Sinh và trong suốt cuộc đời còn lại của
chúng ta, nghiệm thấy sự trọng đại của Tin Mừng Đức Ki-tô phục sinh đối với
cuộc Thương Khó, đối với thân phận và những khổ đau của nhân loại, của những
người thân yêu của chúng ta, và của chính bản thân chúng ta. Và Tin Mừng này
chỉ trọng đại, khi chúng ta có lòng khao khát. Thế mà, con người tự bản chất có
lòng khao khát sự sống viên mãn, tình yêu viên mãn và sự hiệp thông viên mãn,
vì con người được dựng nên bời Thiên Chúa, cho Thiên Chúa và theo hình ảnh của
Thiên Chúa, dù tin hay không tin, ý thức hay không ý thức. Tin Mừng Đức Ki-tô
Phục Sinh chính là lời đáp và lời hứa cho khát khao của loài người.
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu Phục
Sinh, chúng con xin tôn thờ và yêu mến Chúa. Vì yêu nhân loại tội lỗi chúng con, nên
Chúa chấp nhận chịu chết và Phục Sinh để cho chúng con được sống và sống dồi dào. Xin cho mỗi người chúng con trở nên nhân chứng loan báo Tin Mừng Phục Sinh như Madalena . Amen
Tin
mừng hôm nay là bài Thương khó theo Thánh Gioan, chúng ta trích – đọc đoạn ngắn,
nhưng chúng ta không thể không cảm thấu và yêu mến Chúa Giêsu vì Ngài đã tự
nguyện “vác lấy thập giá đi ra” chịu chết và để cứu độ chúng ta
Bài Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo
Thánh Gioan.
(Ga 19, 17-42)
Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Híp-ri
là Gôn-gô-tha;18 tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời
cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giê-su thì ở giữa.
19 Ông Phi-la-tô cho viết một
tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: "Giê-su Na-da-rét, Vua dân
Do-thái."20 Trong dân Do-thái, có nhiều người đọc được bảng đó,
vì nơi Đức Giê-su bị đóng đinh là một địa điểm ở gần thành. Tấm bảng này viết bằng
các tiếng: Híp-ri, La-tinh và Hy-lạp.21 Các thượng tế của người
Do-thái nói với ông Phi-la-tô: "Xin ngài đừng viết: "Vua dân
Do-thái", nhưng viết: "Tên này đã nói: Ta là Vua dân
Do-thái"."22 Ông Phi-la-tô trả lời: "Ta viết sao, cứ
để vậy! "
23 Đóng đinh Đức Giê-su vào
thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một
phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt
liền từ trên xuống dưới.24 Vậy họ nói với nhau: "Đừng xé áo ra,
cứ bắt thăm xem ai được." Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi,
chúng đem chia chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn. Đó là những điều lính tráng
đã làm.
25 Đứng gần thập giá Đức
Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng
với bà Ma-ri-a Mác-đa-la.26 Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương
mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con
của Bà."27 Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của
anh." Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
28 Sau đó, Đức Giê-su biết
là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: "Tôi
khát! "29 Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển
có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người.30
Nhắp xong, Đức Giê-su nói: "Thế là đã hoàn tất! " Rồi Người gục đầu
xuống và trao Thần Khí…Chúng ta hãy
hình dung hành trình vác Thập Giá của Đức Ki-tô và Đồi Sọ, nơi Người « trở
nên một » với Thập Giá cho đến khi « mọi sự đã hoàn tất ». Và xin
Thánh Thần của Chúa giúp chúng ta ra khỏi mình để chiêm ngắm Đức Giê-su vác Thập
Giá, soi sáng lòng trì chúng ta để nhận ra và cảm nếm tình yêu đến cùng của Đức
Giê-su ; xin Thánh Thần làm con tim chúng ta bừng cháy lòng yêu mến
« Đức Ki-tôi chịu đóng đinh » và ước ao trở nên một với Người.
SUY NIỆM
Thứ sáu Tuần Thánh là một ngày lễ linh thiêng và đỉnh cao đối
với người theoKitô giáo. Ngày tưởng nhớ cuộc thương khó
Chúa Giêsu Kito. Ngày hôm nay Giáo hội Công
Giáo không cử hành một bí tích nào.Và đây cũng là ngày Chay Vượt Qua mà mỗi
kito hữu được mời gọi tham dự như góp phần vào Mầu nhiệm Thương Khó của Ngài.
Thứ
Sáu Thánh là thời gian đặc biệt chúng ta được mời gọi cầu nguyện, suy niệm và
nhất là chiêm ngắm “ĐẤNG BỊ ĐÂM THÂU” với lời cầu xin tha thứ mọi tội lỗi chúng
ta đã phạm.
Chúng
ta hãy xin được cảm nhận sự bình an thiêng liêng của Đức Giê-su ngay trong đau
khổ tột cùng về thể xác và tinh thần; Ngài đảm nhận cách tự do tất cả những gì
tồi tệ nhất mà con người dành cho Ngài.
Khi
nhìn lên Thập Giá, chúng ta thường bị cuốn hút vào một mình Chúa với sự đau đớn
thể xác. Nhưng thánh Gioan muốn nhấn mạnh hình ảnh của “Đấng, họ đã đâm thâu”,
muốn chúng ta nhìn thân thể nát tan và bị đẩm thủng của Đức Giê-su do hành động của “họ”,
nhìn ra hình dạng thật sự của Tội và Sự Dữ hiện hình nơi Đức Ki-tô chịu đóng
đinh.
Đức Giê-su để cho mình bị treo
trên thập giá, được đặt trên đồi cao, thân thể nát tan, chính là để chúng ta
nhìn thấy những điều thật hữu hình, thật cụ thể, đập vào mắt loài người chúng
ta. Chúa muốn chúng ta nhìn thấy những gì loài người chúng ta đã làm cho Chúa,
và vẫn còn đang làm cho Chúa qua thân thể của Ngài là những còn người bé nhỏ, bất
hạnh, bị bỏ rơi, chịu thiệt thòi vì hoàn cảnh, chịu thiệt thòi ngay khi sinh ra
(mù, điếc, khiếm khuyết, tâm thần), người nghèo, người vô tội…
Thập Giá mời gọi chúng ta không kết tội Chúa cho dù Sự Dữ
ngang qua những con người cụ thể kết tội Chúa, vì Chúa vô tội, và cũng không kết
tội loài người và chính mình, khi hiểu Chúa phải « chịu tội » thay
cho chúng ta. Và chúng ta cũng không kết tội bản thân mình và những người khác,
và không « kết tội », nghĩa là kêu trách, cả Chúa nữa, khi chính
chúng ta, người khác, nhất là những người thân yêu gặp thử thách và tai họa. Bởi
vì
ØKết tội tự nó là điều dữ. Khi kết tội Đức Ki-tô, Sự Dữ bị
lộ nguyên hình, trong mức độ nó tự cho thấy kết tội là điều dữ ; tội ở nơi
người kết tội, chứ không phải nơi người bị kết tội.
ØVà cho dù mình và người khác đáng bị kết tội, thì nơi cuộc
Thương Khó, Chúa đã mang hết tội lỗi của loài người chúng ta vào mình rồi với
lòng bao dung, và Người ban sự công chính của Người cho chúng ta, để chúng ta đừng
kết tội mình và kết tội nhau : « Trong Đức Ki-tô, không còn lên án nữa »
(Rm 8, 1)
Chúa muốn cho chúng ta nhìn thấy nơi Thập Giá, hình
thù rất thật và rất cụ thể của SỰ DỮ và TỘI LỖI. Nhưng thay vì bị
lên án, loài người chúng ta được mời gọi nhìn lên Đấng Chịu Đóng Đinh với lòng
tin để đón nhận ơn tha thứ và được chữa lành.
Ơn tha thứ.
Thánh Giá, chính là lời diễn tả tình yêu thương xót nhưng không của Thiên Chúa.
Vì thế, khi nhìn lên Thập Giá Đức Kitô, chúng ta còn được mời gọi nghiệm được
tình yêu nhưng không và thương xót của Thiên Chúa, một tình yêu có thể chịu đựng
mọi tội lỗi của con người đến như thế trên Thập Giá.
Ơn chữa lành
bởi cây Thập Giá. Thập Gía mặc khải cho con người bản chất của Tội, nhưng không
phải là để lên án con người, mà là để cứu sống con người. Thiên Chúa không thể
tha thứ cho con người mà không đồng thời chữa lành, bằng cách làm cho con người
nhìn ra tội. Đó là trường hợp của Giuse với các anh của mình trong sách Sáng Thế:
“Đừng sợ! Tôi đâu có thay quyền Thiên Chúa!Các anh đã định làm điều
ác cho tôi, nhưng Thiên Chúa lại định cho nó thành điều tốt, để thực hiện điều
xảy ra hôm nay, là cứu sống một dân đông đảo” (St 50, 19-20)
Ơn chữa lành khỏi vẻ bề ngoài.
Sâu rộng hơn, nơi Thập Gía, Đức Kitô muốn
giải thoát chúng ta một cách chính xác khỏi sự công chính, đến từ chính chúng
ta, dựa vào việc giữ Luật; bởi vì sự công chính này, xét cho cùng chỉ có vẻ bề
ngoài, không đụng chạm và không thể đụng chạm đến chốn sâu thẳm và thầm kín của
đời người và của nội tâm. Và Ngài muốn trao ban cho chúng ta sự công
chính của chính Ngài, sự công chính đích thật của con Thiên Chúa. Như thánh
Phao-lô đã xác tín: “
Tuy
nhiên, vì biết rằng con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì
Luật dạy, nhưng nhờ tin vào Đức Giê-su Ki-tô, nên chúng ta cũng tin vào Đức
Ki-tô Giê-su, để được nên công chính, nhờ tin vào Đức Ki-tô, chứ không phải nhờ
làm những gì Luật dạy. Quả thế, không phàm nhân nào sẽ được nên công chính vì
làm những gì Luật dạy.(Gal 2, 16)
Tôi
sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi
sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và
hiến mạng vì tôi.Tôi không làm cho ân huệ của Thiên Chúa ra vô hiệu,
vì nếu người ta được nên công chính do Lề Luật, thì hoá ra Đức Ki-tô đã chết vô
ích.(c.
20-21)
Chữa lành khỏi hình ảnh sai lầm về
Thiên Chúa. Trên tất cả, nơi thập giá của Đức Kitô, chúng ta
được mời gọi nhìn ra khuôn mặt đích thật của chính Thiên Chúa. Thật vậy, Thập
Giá muốn nói với chúng ta rằng thân phận con người không phải là một hành trình
dẫn đến chỗ chết. Con người muốn vươn lên bằng Thiên Chúa, nhưng Con Thiên Chúa
làm người và làm người đến tận cùng, để nói với chúng ta rằng, Thiên Chúa tạo dựng
nên con người không phải để đầy đọa, thử thách và lên án, và thân phận con người,
dù có như thế nào, là con đường dẫn đến Thiên Chúa, nguồn Sự Sống; như thánh
Phaolô xác tín: “Không có gì có thể
tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, được thể hiện nơi Đức Kitô chịu
đóng đinh trên Thánh Giá”.
Mầu gương giúp chúng ta sống Mầu nhiệm Thập Giá chính là
Mẹ Maria, cả cuộc đời của Mẹ hướng về mầu nhiệm Thập Giá, đồng hành với Đức
Giê-su vác Thập Giá, hiện diện và đứng vững dưới chân Thập Giá trong
thinh lặng, để chiêm ngắm, lắng nghe và “ghi nhớ tất cả mọi biến cố và suy đi
nghĩ lại trong lòng”. Vì vậy, Mẹ
hiểu mầu nhiệm Thập Giá và mầu nhiệm Phục Sinh hơn ai hết.
Chúng ta hãy xin mẹ dạy chúng ta biết nhìn ngắm cuộc
Thương Khó của Đức Ki-tô, với ánh mắt và con tim của Mẹ. Xin Mẹ cầu bầu cho
chúng ta, để chúng ta cũng được ơn « đứng vững » dưới chân Thập Giá
như Mẹ Maria. Xin Mẹ đồng hành với chúng ta, để cũng như Mẹ, chúng ta nhận ra
và đón nhận Chân Dung Rạng Ngời của Đức Giê-su, Con của Mẹ, để chúng ta trở
thành Con Thiên Chúa, người thân của Đức Ki-tô, Con của Mẹ và anh chị em của
nhau, như thánh Gioan nói : « Còn những ai đón nhận,
tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên
Chúa ».
Hành trình theo Chúa
Giê-su lên Gie-ru-sa-lem, là hành trình tất yếu của tôi. Lẽ nào tôi không lấy
đôi vai gầy của mình vác đỡ thập giá Chúa Giêsu như Simeon, không lấy chíếc
khăn của lòng mình lau mặt cho Chúa Giêsu như bà Veronica, hay cùng Chúa đứng lại
an ủi những người con của thành Giê-ru-sa-lem, nhất là cùng với Mẹ Maria đi trọn
hành trình và kiên vững đứng dưới chân Thánh Giá Con của Mẹ. Có như thế tôi,
tôi mới thuộc về Chúa Ki-to và là mộn đệ của Ngài và Ngài sẽ tự do trao thập
giá cho tôi theo ý Ngài. Và như thế, thập giá đời tôi sẽ nở hoa, những bông hoa
của âm thầm, tín thác, kiên nhẫn và trung tín…
LỜI
NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, Chính
Chúa tự nguyện vác lấy thập giá đi ra nơi hành hình. Xin cho con đón lấy thập
giá trong đời con với tự do và yêu mến, để con được hưởng Ơn Cứu Độ Chúa ban.
Amen.
Trước lễ Vượt
Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa
Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu
thương họ đến cùng.
2Ma quỷ đã gieo vào lòng Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt, ý định
nộp Đức Giê-su.3Đức
Giê-su biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trongtay Người, Người bởi Thiên Chúa mà
đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa,4nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy,
rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng.5Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt
đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.
6Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người:
"Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao? "7Đức Giê-su trả lời: "Việc Thầy
làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu."8Ông Phê-rô lại thưa: "Thầy mà rửa
chân cho con, không đời nào con chịu đâu! " Đức Giê-su đáp: "Nếu Thầy
không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy."9Ông Si-môn Phê-rô liền thưa:
"Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con
nữa."10Đức
Giê-su bảo ông: "Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân
người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!
"11Thật vậy,
Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: "Không phải tất cả anh em đều
sạch."
12Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và
nói: "Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?13Anh em gọi Thầy là "Thầy",
là "Chúa", điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa.14Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn
rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.15Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh
em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.
SUY NIỆM
Thứ Năm
Tuần thánh Giáo hội dẫn chúng ta đi sâu vào « Di chúc của Đức Giêsu» qua
hai việc làm, đúng hơn là qua hai mầu nhiệm :
1. Rửa Chân:
là cử chỉ phục vụ khiêm hạ nhất của người tôi tớ, cử chỉ cúi xuống sâu nhất của
Thầy Giêsu, cử chỉ này tượng trưng cho sự phục vụ khiêm hạ và đến cùng. Đỉnh
cao là cái chết ô nhục và khiêm hạ trên thập giá.
2. Bí tích Thánh Thể: cử
chỉ như hạt lúa bì bị nghiền nát của Thầy Giêsu, được bẻ ra
trao cho mọi người. Tấm bánh tượng trưng cho Mình
Thầy bẻ ra. Rượu tượng trưng cho Máu Thầy đổ ra.
Cả
hai biến cố này, Thầy Giêsu mời gọi các môn đệ: “Hãy làm việc này mà nhớ đến
Thầy” ( 1Cor11,25b).
Di chúc này
mang tính Mầu nhiệm vì: “việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu”, chúng ta được
mời gọi chú ý đến bối cảnh Đức Giê-su rửa chân cho các các môn đệ. Người“biết
giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu
thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, vàNgười yêu thương họ đến cùng”.
Nhưng giữa các mộn đệ thì tranh giành ghế cao ghế thấp, chức quyền, danh vọng,
phản bội…Người lại bày tỏ “tình yêu đến cùng” của Người trong bầu khí như thế
đó.
Như thế, thay vì chỉ hiểu hành vi rửa chân như là một bài học thực hành,
một gương mẫu, về việc phục vụ khiêm tốn, chúng ta được mời gọi hiểu dưới ánh
sáng của mầu nhiệm Thánh Thể :
Theo Tin Mừng Mc 14, 22 :
Cũng đang
bữa ăn,
Đức Giêsu
cầm lấy bánh,
dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông
và nói:
« Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy
Theo Tin
Mừng Ga 13, 4-5:
Trong một
bữa ăn,
Người
đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giê-su
đổ nước vào chậu,
bắt đầu
rửa chân cho các môn đệ…
Cả hai trình thuật, chúng ta có thể nhận ra rằng hành vi rửa chân cho các
môn đệ mang tầm mức Thánh Thể : một bên, Đức Giêsu trở nên của ăn, một
bên, Ngài trở nên người tôi tớ phục vụ bàn ăn.Cả hai đều là hành vi trao ban chính
ngôi vị : một đàng là sự sống, một đàng là danh dự. Cả hai cử chỉ đều diễn
tả tình yêu tuyệt đỉnh : « Người yêu thương những kẻ thuộc về mình
còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng » (c.1). Chính vì thế mà,
Đức Giêsu nói với Phêrô : « việc Thầy làm bây giờ anh chưa hiểu, nhưng
sau này anh sẽ hiểu ».
Như thế, cũng
như mầu nhiệm Thánh Thể, hành vi rửa chân muốn diễn tả tình yêu đến cùng của
Đức Giê-su dành cho các môn đệ. Tuy nhiên, như chính hành vi rửa sạch gợi ra,
qua hành vi rửa chân, Đức Giê-su làm cho các môn đệ trở nên thanh sạch tận căn,
làm cho chúng ta nên công chính tận căn, bằng chính ngôi vị của Ngài, bằng sự
sống của Ngài, bằng máu của Ngài.
Vậy, chúng ta
hãy lấy thời gian để dừng lại chiêm ngắm hình ảnh Đức Giê-su rửa chân: Nhìn Đức
Giê-su và từng người; lắng nghe sự thinh lặng và tiếng nói nội tâm; quan sát cử
chỉ rửa chân và phản ứng của từng người.
*Và nếu Đức
Giê-su rửa chân cho tôi thì sao?
*Chúa muốn
nói gì với tôi ngang qua hành vi rửa chân?
“Đôi chân”
của chúng ta ở vị trí nào trong cơ thể, (thấp nhất, bẩn nhất,… mang nhiều dấu
ấn và dấu vết cuộc đời nhất…). Vậy mà Ngài chấp nhận cúi xuống để khuôn mặt
rạng ngời của Ngài ngang bằng với đôi chân thấp nhất, dơ bẩn nhất của chúng ta
để chúng ta trở nên sạch sẽ hơn, tinh ròng hơn...
* Chúng ta có
kinh nghiệm được Chúa “rửa chân” chưa?
Qua hành vi
này, Ngài ước ao chia sẻ chính ngôi vị của Ngài và những gì thuộc về Ngài, như
Ngài sẽ nói với tông đồ: “Nếu Thầy không rửa chân cho anh, Ngài nói với Phêrô,
anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy” (c. 8). Đó là để cho Thầy cúi xuống rửa
chân, để cho Thầy trở thành lương thực cho anh, để Thầy trở thành sự sống cho
anh.
“Thầy
đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làmnhư
Thầy đã làm cho anh em”. “Như Thầy đã làm cho anh em”, nghĩa là như Thầy đã
“rửa chân” cho từng người trong anh em. Chính chúng ta phải có kinh nghiệm được
Đức Giê-su đích thân “rửa chân”, lúc ấy chúng ta mới có lòng ước ao và có sức
mạnh nội tâm “rửa chân” cho nhau.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, con được chiêm ngắm và sống lại “Mầu nhiệm rửa chân”, và “Mầu nhiệm
Thánh Thể” của Chúa. Xin Chúa ban cho con ơn nhận ra điều Chúa muốn thông
truyền cho con, chính là tình yêu đến cùng và sự sống viễn mãn của Chúa, để cho
con cảm nhận: con được Chúa rửa chân và chính Chúa là Tấm Bánh đã trao cho con
để con quảng đại sống các mầu nhiệm này trong đời sống thường ngày của con.Amen