Lời
Chúa: Mt 6, 1-6.16-18
Khi
ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải
coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được
Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua
chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và
ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần
thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để
việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo,
sẽ trả lại cho anh. Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả:
chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư,
cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. Còn
anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của
anh, Đấng hiện diện nơi kín ẩn. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín
đáo, sẽ trả lại cho anh. Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo
đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy
bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt
cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của
anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín
đáo, sẽ trả lại cho anh.”
SUY
NIỆM
Trong
mọi tôn giáo và thuộc mọi thời, bố thí, cầu nguyện và ăn chay là ba việc làm
thuộc về đời sống tâm linh của con người. Ba chiều kích này dẫn con người đến
găp gỡ Thiên Chúa, tha nhân và chính mình.
Cầu
nguyện: vì đó là con đường dẫn ta đến với
Thiên Chúa và ở lại với Ngài để lắng nghe Lời Ngài chỉ dẫn. Để được như thế,
đòi ta phải có chiều sâu nội tâm đó là sự kết nối bên trong thật sâu đậm và mật
thiết. Như vậy, cầu nguyện là một ơn, cần được nuôi dưỡng nhờ Ơn Chúa chứ không
còn là việc làm để phô trương và khỏe mẻ. Cầu nguyện làm cho tâm hồn tĩnh lặng
nhưng sống động, nhạy bén và tinh tế. Vì thế, chúng ta “Đừng sợ hãi khi cầu
nguyện”.
Bố
thí: “ Đừng lo lắng khi bố thí”. Vì bố thí Là hành động của cho đi bằng tấm
lòng chứ không phải là số lượng. Bố thí vì chạnh lòng yêu thương, vì hạnh phúc
của tha nhân. Vì khi bố thì là khi chúng ta đang điều chỉnh lại hành vi của
trái tim chúng ta. Chúng ta nhớ lại hình ảnh bà góa nghèo, bà chỉ bố thí “hai
đông tiền kẽm” thôi mà Chúa Giêsu đã khẳng định “bà đã bỏ nhiều hơn cả”( Lc 12,
42-43). Bố thí không phải là để phô trương nhưng là hành động của trái tim hướng
đến tha nhân, không phải là để bớt xen đều này điều kia hay để tính ít hay nhiều…
nhưng là yêu thương và cho đi tất cả. Cho dù cái tất cả của chúng ta ít ỏi và
nghèo nàn, nhưng Thiên Chúa yêu mến và tôn trọng cái “tất cả” nhỏ nhoi của
chúng ta. Vì Ngài - Đấng là Tất Cả của chúng ta.
Khi ăn chay là nói đến hành động của ý thức, của
tâm hồn. Vì thế ăn chay là hành động ý thức bên trong chứ không phải việc làm
bên ngoài để kể lễ và phô trương. Ăn chay là con đường giúp ta tiết chế về
chính mình để tỉnh thức với ba thù: Danh –Lợi –thú. Ăn chay không chỉ giúp ta
tiết chế về của ăn vật chất nhưng quan trọng hơn là giúp ta tiết chế thú tính của
chúng ta như: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ và việc làm hầu chúng ta biết
chết đi cho bản thân cho cái tôi của mình. Có như thế, chúng ta sẽ bớt đi những
lời nói, việc làmvà thái độ làm tổn thương tha nhân. Ăn chay là con đường làm
cho tâm hồn ta nhẹ nhàng và thanh thoát để hướng đến Thiên Chúa và tha nhân.
Tin
Mừng hôm nay, thánh Mat-thêu kể lại những người giả hình là các Biệt phái và
Pha-ri-siêu ngày xưa và tôi và bạn ngày hôm nay. Những người thường thực hiện
những việc đạo đức một cách phô trương, nghĩa là làm vì người khác và tìm sự
chú ý và khen ngợi của người khác. Việc làm không có chiều kích khổ chế “thiêng
liêng”, hay rộng hơn, không có chiều kích nội tâm, nghĩa là được định hướng bởi
tâm tình vì Thiên Chúa, cho Thiên Chúa và trong Thiên Chúa, nhưng chỉ có vẻ bề
ngoài mà thôi. Đức Giêsu mời gọi chúng ta thực hành các việc đạo đức một cách
kín đáo. Kín đáo muốn nói lên những tâm hồn khiêm tốn, nhỏ bé…“Cha của anh hiện
diện nơi kín đáo”; “Cha của anh thấy trong kín đáo”. Như thế, Thiên Chúa Cha của
Đức Giêsu là “Đấng kín đáo” và Ngài mời gọi chúng ta cũng trở nên “những người
con kín đáo” sẽ chúc lành cho chúng ta. Vì thế, những người kín đáo dễ trở nên
giống Thiên Chúa hơn!
Thật
vậy, chúng ta cứ nghiệm lại mà xem: Thiên Chúa hiện diện và hành động kín đáo
biết bao trong sáng tạo, trong lịch sử loài người, nơi cuộc đời chúng ta và nhất
là nơi bí tích Thánh Thể, được hoàn tất nơi mầu nhiệm Thập Giá của Đức Giê-su mới
nhận ra Thiên Chúa hiện diện, lên tiếng và hành động. Thiên Chúa tiếp tục thực
hiện kế hoạch của Ngài cách kín đáo trong cuộc đời của bạn và tôi.
LỜI
NGUYỆN:
Lạy
Cha là nguồn yêu thương, Cha biết mọi sự cách thấu suốt, Cha biết con hơn con
biết con. Xin cho con sống đời cầu nguyện và chay tịnh trong âm thầm; bố thí
trong khiêm tốn. Vì trong âm thầm và kín đáo Cha sẽ ân thưởng cho con. Amen.
M.
Prudence, SPPx