Khi ấy, các
mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới
sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này.
Và tất cả những người nghe đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.
Còn Maria thì
ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ
tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời
đã báo cho họ.
Khi đã đủ
tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên
mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.
SUY NIỆM:
Cùng với
Giáo Hội, Mừng lễ Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa. Đây là dịp chúng ta cảm tạ về kỳ
công và quyền năng yêu thương của Thiên Chúa ban cho nhân loại.
Về tình người, chúng ta ai cũng cần có mẹ. Tình Mẫu tử là mối tình
đẹp nhất và cao quý nhất. Bởi vì, “Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời
lòng mẹ vẫn theo con”.
Tình Chúa, Thiên
Chúa qúa yêu thương nhân loại, nên “Ðức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà
không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã
hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống
như người trần thế”(Phl2,7-8).
Nhờ Mẹ Maria
đón nhận thánh ý Thiên Chúa và Ngài đã chọn cung lòng của Mẹ để Con Thiên Chúa
sinh ra và “ở giữa chúng ta”. Và Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và
Mẹ của mỗi người chúng ta.
Mừng lễ Maria Mẹ Thiên Chúa giúp chúng ta nhớ lại lịch sử đức tin của
Giáo Hội, để chúng ta ý thức rằng, danh hiệu “Mẹ Thiên Chúa” của Đức Maria,
không chỉ là một danh hiệu của lòng sốt mến, phát xuất từ tình cảm đạo đức,
nhưng có liên quan đến cách Giáo Hội chiêm ngắm và hiểu biết “Hài nhi Giê-su,
được bọc tã nằm trong máng cỏ” thực sự là Ngôi Lời Thiên Chúa.
Chắc chắn rằng, khi đón nhận thánh Ý Chúa Mẹ Maria không thể hiểu hết tất cả, nhưng Mẹ đã tin và đã đón nhận. Theo
gương Mẹ Maria chúng ta xin cho được vũng tin và Thánh ý Chúa.chúng ta hãy bắt chước Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, và cũng là Mẹ của
chúng ta, đó là:
“Hằng ghi nhớ
tất cả những gì đã diễn ra,
và suy đi nghĩ lại trong lòng”. (Lc 2,19)
CẦU NGUYỆN:
Lạy Mẹ
Maria, khi đọc Phúc Âm,lúc nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường.
Mẹ đi giúp
bà Isave, rồi đi Bêlem sinh Ðức Giêsu.
Mẹ đưa con
đi trốn, rồi dâng Con trong đền thờ.
Mẹ tìm Con bị
lạc và đi dự tiệc cưới ở Cana.
Mẹ đi thăm Ðức
Giêsu khi Ngài đang rao giảng.
Và cuối cùng
Mẹ đã theo Ngài đến tận Núi Sọ.
Mẹ lên đường
để đáp lại một tiếng gọi
âm thầm hay
rõ ràng, từ ngoài hay từ trong,
từ con người
hay từ Thiên Chúa.
Chúng con thấy
Mẹ luôn đi với Ðức Giêsu
trong mọi bước
đường của cuộc sống.
Chẳng phải
con đường nào cũng là thảm hoa.
Có những con
đường đầy máu và nước mắt.
Xin Mẹ dạy
chúng con
đừng sợ lên
đường mỗi ngày,
đừng sợ đáp
lại những tiếng gọi mới của Chúa
dù phải chấp
nhận đoạn tuyệt chia ly.
Xin giữ
chúng con luôn đi trên Ðường-Giêsu
để chúng con
trở thành nẻo đường khiêm hạ
đưa con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa. Amen (Raboni)
26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần
Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã
thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy
tên là Ma-ri-a.
28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân
sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” 29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào
như vậy có nghĩa gì.
30 Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng
Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là
Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là
Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị
vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” 34 Bà
Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc
vợ chồng!”
35 Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng
Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con
Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng
đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay
đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể
làm được.” 38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin
Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
SUY NIỆM:
Cùng với Giáo hội, chúng ta bước vào ngày
thứ tư tuần bát nhật trước Lễ Giáng Sinh. Đây là thời gian, Giáo hội muốn chúng
ta hãy thật lòng, hãy gấp rút chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Ngôi Hai Nhập Thể.
Các bài đọc trong Thánh lễ cho ta thấy: những
con người được Thiên Chúa mời gọi công tác vào chương trình cứu độ của Ngài thật
khác thường, họ sinh ra từ những gia đình hiếm muộn và không có một địa vị nào
trong xã hội nhưng chính bà Elisabeth cảm nhận và lên tiếng"Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người thương cất nỗi hổ
nhục tôi phải chịu trước mặt người đời."(Lc 1, 24). Như Mẹ Maria, một thôn
nữ nghèo làng Nazareth đã được thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Với
tâm hồn đơn sơ, Mẹ đã sẵn sàng cộng tác và chương trình của Thiên Chúa. :
“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.”
… Điều đó muốn nói với chúng ta rằng Thiên
Chúa sẽ đi đến tận cùng nỗi khốn cùng của con người. Ngài muốn con người công
tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương và tuyển chọn
những con người hèn mọn khiêm tốn.
Bên ngoài, Thiệp Noel đã bày bán, hang đá trong
các nhà Thờ, các khu phố, nơi công cộng, các ngõ hẽm…đã tấp nập dựng lên và
trang trí lộng lẫy, những bản Thánh ca Giáng Sinh đã bật lên khắp nơi… Không
khí lạnh cũng đã tràn về… Báo hiệu Noel về…
Bên trong, chúng ta đã làm gì để làm gì để
chuẩn bị tâm hồn đón Chúa đến? Chắc chắn mỗi gia đình Công Giáo đều có một hang
đá. Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng: hang đá xứng đáng nhất để Chúa đến sinh ra
là tâm hồn chúng ta. Vậy tôi đã chuẩn bị như thế nào. Loại rơm nào tôi đã tích
góp để sưởi ấm Chúa, Máng cỏ nào để Chúa nằm, khăn tả nào để bọc thân hình bé bỏng
của Chúa…
Hãy bắt chước Mẹ Maria đón Chúa vào tâm hồn,
để như Mẹ chúng ta cũng hạ sinh Chúa cho gia đình, cộng đoàn và nơi mọi người
chúng ta gặp gỡ. Chúng ta cũng xin Mẹ cầu bầu cho chúng ta biết lắng nghe và
đón nhận thánh ý Chúa trong cuộc sống qua những lần bị kinh miệt coi thường, loại
trừ, chống đối…
CẦU NGUYỆN
Lay Mẹ Maria, tiếng Xin Vâng của Mẹ đã xoay chuyển lịch sử. Vì nhờ
Mẹ mà ơn Cứu Độ được thực hiện và được ban cho nhân loại. Xin Mẹ cầu bầu cho
chúng con biết noi gương Mẹ sống và thực thi Thánh ý Chúa mọi giây phút trong
cuộc sống, để Ơn cứu độ của Chúa được tiếp tục trao ban cho nhân loại hôm nay.
Amen
Tôi
phải ví thế hệ này với ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác,17
và nói:
“Tụi
tôi thổi sáo cho các anh,
mà các anh không nhảy múa;
tụi tôi hát bài đưa đám,
mà các anh không đấm ngực khóc than.”
18 Thật vậy, ông Gio-an đến, không ăn không
uống, thì thiên hạ bảo: “Ông ta bị quỷ ám.”19 Con Người đến, cũng ăn
cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: “Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân
thu thuế và phường tội lỗi.”
Nhưng đức Khôn
Ngoan được chứng minh bằng hành động
SUY NIỆM
Tin Mừng hôm nay dùng hình ảnh về trò chơi của trẻ con để nói về sự
cứng lòng và cố chấp của dân Israel.
Để chơi một trò chơi thì phải có sự thông nhất cả hai bên. Đội này
thổi sáo thì đội kia phải nhảy múa. Ngược lại, đôi kia hát bài đưa đám, đội này
phải khóc than. Nếu không thực hiện giống như trò chơi qui định thì trò chơi
không thể diễn ra được.Nếu đám trẻ nào làm sai thì trò chơi phải ngừng lại.
Qua trò chơi này, Chúa Giêsu đã nói lên thái độ vừa trẻ con vừa cứng lòng và thái độ bướng bỉnh của người Do Thái. Cụ thể là các kinh sư và
biệt phái. Gioan sống trong hoang địa, với đời sống chay tịnh. Họ bảo ông bị
quỷ ám. Còn Chúa Giêsu sống thân tình, gần gũi yêu thương mọi người, thì họ nói:
"Ðó là người mê ăn mê uống, là bạn của quân thu thuế và những kẻ tội
lỗi". Thái độ và cách sống của họ không thể hòa nhập vào lời rao giảng của
Gioan Tẩy Giả cũng như của Chúa Giêsu. Nên họ đx loại trừ cả Ông Gioan và Chúa
Giêsu.
Qua thái độ của các kinh sư và biệt, Chúng ta như đang bị chất vấn
về thái độ và cách sống của chúng ta trong Mùa Vọng này.
Chúng ta có lắng nghe lời Chúa mời gọi qua sứ điệp của Giáo hội đó
là tỉnh thức và cầu nguyện để đón Chúa đến không?
Chúng ta có trung thực thực thi lòng thương xót Chúa đối với mọi
người không?
Chúng ta có
nhận ra cuộc đời chúng ta là chuỗi hồng hồng ân. Nên chúng ta luôn phải sống
trong tâm tình hiếu thảo và biết ơn Thiên Chúa?
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa,
xin cho chúng con luôn sẵn sàng và chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa đến qua đời sống
cầu nguyện kết hợp với Chúa nơi bí tích Thánh Thể và cho chúng con dám chọn lựa
những gì Chúa Giêsu đã chọn, yêu thương những gì Chúa Giêsu đã yêu, hầu cuộc sống
chúng con phù hợp với Thánh Ý Chúa. Để Khi Chúa Giêsu đến …Chúa Cha sẽ chào đón
chúng con trong vòng tay yêu thương của Chúa, vì chúng con giống Chúa Giêsu Con
của Ngài”. Amen.
26 Bà
Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một
thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một
người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
28 Sứ thần
vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng
bà.”
29 Nghe lời ấy,
bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
30 Sứ thần
liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này
đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên
cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho
Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến
muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”
34 Bà
Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc
vợ chồng!”
35 Sứ thần
đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng
trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà
Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người
con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu
tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”
38 Bấy giờ
bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời
sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
SUY NIỆM:
Thật kỳ diệu,
để chuẩn bị cho Ngôi Hai nhập thể, Thiên Chúa đã chọn một cung lòng không vướng
tội Nguyên tổ. Đó là Đức Maria được đặc ân Vô nhiễm Nguyên Tội. Chính cung lòng
này đã cưu mang và làm cho “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” theo kế hoạch yêu thương
của Thiên Chúa Cha.
Mừng lễ Mẹ
Vô nhiễm Nguyện tội chúng ta được mời gọi trở về nguồn gốc ban đầu của con người
trong công trình tạo dựng. Con người được Thiên Chúa yêu thương với tình yêu
muôn thuở và tinh tuyền nhưng con người đã nghi ngờ, phản bội Thiên Chúa và từ
chối nhau.
Sau khi phạm
tội con người tránh né Thiên Chúa “để khỏi giáp mặt ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa”
(C8) nhưng Thiên Chúa vẫn kiếm tìm, vẫn gọi và vẫn hỏi con người "Ngươi ở
đâu? "Tình yêu Thiên Chúa vẫn chạy theo tìm kiếm để cứu vớt chứ không loại
trừ và sát phạt.
Chính vì thế,
Thiên Chúa đã không dừng lại kế hoạch Cứu Độ của Ngài, mà Ngài vẫn tiếp tục yêu
thương nhân loại, nên đã chọn Mẹ Maria như là một nữ tỳ trung tín để cộng tác
và chương trình vĩ đại ấy. Và Mẹ đã nhận lời với tâm hồn khiêm tốn thẳm sâu: “Vâng,
tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc1,38)
Tiềng xin vâng của Mẹ đã tái tạo lại kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.
Tiếng xin vấng ấy đã nối kết Trời với đất lại với nhau.
Tiên xin vâng ấy làm cho con người trở nên một với Thiên Chúa hơn.
Nhìn lên Mẹ Maria, xin cho chúng ta biết thưa xin vâng với Thiên
Chúa để Thánh ý của Ngài được thực hiện và Ngôi Hai Thiên Chúa được sinh ra cho
thế giới hôm nay ngang qua những hy sinh
âm thầm, khiêm hạ để những con người nghèo khổ được quam tâm, yêu thương và tìm
được sự an ủi trong những lần gặp gỡ và thăm viếng đó đây trong các ngõ hẻm nghèo
nàn.
Chúng ta cũng được mời gọi đặt lời xin vâng với lòng tín thác của
chúng ta, được diễn tả qua ơn huệ là môn đệ Đức Ki-tô ngang qua bí tích Rửa tội,
trong cùng một hành trình như Đức Mẹ : từ khởi đầu của sự sống đến điểm tận
cùng của ơn huệ sự sống. Xin Mẹ nâng đỡ, cầu bầu và dạy dỗ chúng ta với tình Hiền
Mẫu.
LỜI NGUYỆN:
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, con cảm ơn Mẹ, vì nhờ Mẹ mà Ơn Cứu
Độ được trao ban cho nhân loại. Xin cho con biết noi gương Mẹ biết lắng nghe và
thực hiện Thánh Ý Thiên Chúa để kế hoạch yêu thương của Ngài vẫn được tiếp tục
thực hiện ngang qua cuộc đời con. Amen.
1 Hồi ấy,
ông Gio-an Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng:2 "Anh
em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần."3 Ông chính là người đã được ngôn
sứ I-sai-a nói tới: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường
cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.
4 Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật
ong rừng làm thức ăn. 5 Bấy giờ, người ta từ Giê-ru-sa-lem và khắp miền
Giu-đê, cùng khắp vùng ven sông Gio-đan, kéo đến với ông. 6 Họ thú tội, và ông
làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan.7 Thấy nhiều người thuộc phái Pha-ri-sêu
và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: "Nòi rắn độc kia,
ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?8
Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối.9 Đừng tưởng có thể bảo mình
rằng: "Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham." Vì, tôi nói cho các anh hay,
Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông
Áp-ra-ham. 10 Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt
đều bị chặt đi và quăng vào lửa.11 Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước
để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi
không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần
và lửa.12 Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu
vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.
SUY NIỆM: 1.VÀO SA MẠC LÀ HÀNH TRÌNH CỦA SÁM HỐI
Mùa vọng là
mùa dọn lòng, dọn con đường tâm hồn để đón Chúa đến. Các bài đọc trong Chúa nhật
thứ hai Mùa Vọng vang lên cùng một sứ điệp: “Hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần…
“Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mt 3, 2,
3b)
Thiên Chúa đến,
Ngài sẽ xét xử chúng ta, nhưng không xét xử theo dáng bên ngoài, cũng không
phán quyết theo lời của người khác nói, nhưng Ngài xét xử công minh.(Is 11,3).
Vì thế không gì khác hơn là chúng ta hãy sám hối để dọn con đường tâm hồn cho
Chúa đến.
"Đường" và "lối" ở đây chắc
chắn không hiểu theo nghĩa vật chất, mà theo nghĩa tâm linh. Nghĩa là tâm hồn
chúng ta phải ngay thẳng, không quanh co. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa
của Công Lý, Ngài ưa thích sự công minh chính trực, luôn luôn sáng tỏ. Ngài
ghét sự quanh co, mờ ám, dối trá. Tuy rất ghét sự xấu, sự ác, nhưng Ngài vẫn sẵn
sàng yêu thương tha thứ cho người xấu người ác khi họ hối cải.
Sứ điệp của
Gioan Tẩy giả vượt lên trên mọi nhu cầu của vật chất mà chỉ nhắm vào đời sống thiêng
liêng con người. Vì thế, vào sa mạc tâm linh, là tạo cho mình một thời gian và
một không gian yên tĩnh. Dứt lìa những bận bịu lo toan trong cuộc sống để trở về
với mình, đối diện với lòng mình.
Trong sa mạc
không có đường đi. Nên người đi vào sa mạc chỉ còn một lối đi duy nhất đó là làm
theo thánh ý Thiên Chúa. Như xưa dân Do Thái lang thang 40 năm trong sa mạc,
không biết đường đi, chỉ biết đi theo áng mây cột lửa nên đã tìm thấy đường đi
về với Chúa, đã gặp được Chúa, đã thành dân của Chúa.
Như tiên tri Êlia chạy trốn trong sa mạc đã chẳng
tìm được đường thoát thân. Nhưng đã được Chúa chỉ cho con đường hy vọng. Như
Chúa Giêsu ăn chay cầu nguyện 40 đêm ngày, nên đã tìm thấy con đường của Chúa
Cha là hy sinh, khiêm nhường, sống trọn tình con thảo.
Người vào sa
mạc thiêng liêng sẽ gặp mình và sẽ gặp được Chúa trong sâu thẳm của tâm hồn. Vì
Chúa còn thân thiết với ta hơn chính bản thân ta. Vì Chúa còn sâu xa hơn chính
nội tâm ta. Đâu là sa mạc đời tôi? Hãy bước vào, nơi đó Chúa đang chờ tôi. 2.DỌN ĐƯỜNG TÂM HỒN CHO CHÚA ĐẾN
Trước tiên
chúng ta cùng nhìn vào thế giới hôm nay, một thế giới có quá nhiều con đường,
nhiều lối mòn sai lầm nhưng người ta cố tình không nhìn nhận và không chịu sửa
đổi như gian dối trong mọi lãnh vực: thông tin, giáo dục, thương trường. Tình
trạng đó dẫn đến sự phá sản khắp nơi và trong mọi lãnh vực từ vật chất đến tinh
thần. Khủng bố, chiến tranh, bắt cóc, giết người, các tệ nạn xã hội ngày một
gia tăng: xì ke, ma tuý, mại dâm, đói nghèo và bệnh tật…Về tình người, ngay trong
gia đình vẫn không có tình yêu chân thành: Vợ chồng sống thiếu chung thuỷ với
nhau, con cái thiếu tin tưởng nơi cha mẹ, anh chị em lừa dối nhau…
Mỗi người
chúng ta đã và đang đi trên con đường lữ hành về Quê Trời. Đâu là con đường
đích thật tôi đang bước đi mỗi ngày: con đường của chính bản thân tôi tạo ra, hay
người khác dọn sẵn cho tôi, dẫu con đường nào thì cũng phải được tạo ra bằng chất
liệu khiêm hạ và hy sinh. Có một con đường được Chúa Cha yêu thương nhất và đẹp
lòng Ngài nhất. Vì nhờ Con Đường này và ai đi qua con đường này sẽ nhận được ơn
Cứu Độ. Đó là con đường Giêsu.
Chính Vì thế,
chúng ta cần chỉnh đốn, sửa lại đường đi của đời mình sao cho con đường của
chúng ta nên một với con Đường Giêsu.
Trước hết và
trên hết, chúng ta hãy tự chất vấn: bản thân tôi có phải là một con đường thẳng
làm cầu nối giữa thế giới với Thiên Chúa. Nghĩa là hằng ngày lời cầu nguyện của
tôi đi vào các vùng tối tăm, lạnh lẽo hay các ngõ ngách của những vùng chiến
tranh, khủng bố, nghèo đói, thiên tai… họ đang cần được giải thoát.
Tôi có là cây
đường nhỏ hòa giải, nhằm nối liền giữa các nhóm, các đoàn thể, các đồng nghiệp
và mọi người… với nhau nơi tôi đang thi hành sứ mạng không?
Tôi có là
con đường mòn nhỏ trong cộng đoàn, để tôi dám hy sinh từ bỏ khả năng, sức khỏe,
thì giờ để mở ra tương quan yêu thương với những người tôi chưa thương mến
không?
Và quan trọng
hơn, Tôi có dám để cho Chúa tự do mở những lối đi, săn bằng những gồ ghề trong
bản thân và trong cuộc đời tôi không? đó là tôi có dám cởi bỏ những an toàn ,dám
hy sinh, dám đối diện với những thách đố, những khó khăn, những vất vả, những trái
ý… mà bấy lâu nay tôi tự tại, an nhàn ẩn núp trong cái tôi ích kỷ của mình.
Hay tôi có sẵn
sàng để cho “cái rìu của Chúa đã đặt sát gốc” của cây đời tôi chặt đi những giả
dối, ghen tỵ, nóng giận, quyền lực, bè phái chia rẽ … và chấp nhận gieo trồng lại
mầm non của dấn thân quảng đại, cảm thông, hy sinh và tha thứ … giúp cho tôi từ
bỏ chính mình và sống chân thành, cởi mở với mọi người.
LỜI NGUYỆN :
Lạy Thiên
Chúa là Cha đầy lòng thương xót. Vì yêu thương và muốn cho mọi người được hưởng
tình yêu cứu độ của Cha qua con yêu dấu là Đức Giêsu Kito. Xin cho mỗi người
chúng con khao khát đón chờ Chúa đến bằng việc tỉnh thức, cầu nguyện, sám hối
và canh tân đời sống. Để với ơn Chúa chúng ta can đảm dẹp bỏ mọi con đường
quanh co, ích kỷ, hẹp hòi, giả dối …để làm nên con đường mới từ chúng con đến với
Chúa và đến với mọi người ngay thẳng, sạch đẹp hơn hầu nối kết nhau trong yêu
thương chan hoà, và trong tình nghĩa chân thành. Amen.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng:
"Trong thời ông Noe xảy ra thế nào, thì lúc Con Người đến cũng như vậy.
Cũng như trong những ngày trước đại hồng thuỷ, người ta ăn uống, dựng vợ gả chồng,
mãi đến chính ngày ông Noe vào tàu mà người ta cũng không ngờ, thình lình đại hồng
thuỷ đến và cuốn đi tất cả, thì khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy. Khi ấy
sẽ có hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, một người được tiếp nhận, một người
bị bỏ rơi. Và có hai người đàn bà đang xay bột, một người được tiếp nhận, còn
người kia bị bỏ rơi. Vậy hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến.
"Nhưng các con phải biết điều này, là nếu chủ
nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông ta sẽ canh phòng, không để cho đào ngạch
khoét vách nhà mình. Vậy các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ,
Con Người sẽ đến".
SUY NIỆM
Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, dẫn chúng ta vào hành
trình mới của năm phụng vụ, nhằm chuẩn bị tâm hồn “ sẵn sàng đón Chúa đến”.
Điềm báo của ngôn sứ Isaia vẫn vang vọng cách mạnh
mẽ: “Nào ta cùng lên núi Chúa”, lời vọng ấy vừa loan báo vừa xác tín một nơi chốn
hoà bình và tràn đầy hoan lạc. Đúng thế, “lên núi Chúa” để Người dạy chúng ta
đường lối của Người, và đi theo ý định của Người"; vì luật pháp sẽ ban ra
từ Sion, và sẽ phát ra từ Giêrusalem”. Nghĩa là tất cả được khởi đi và trở về từ
cung lòng yêu thương của Thiên Chúa. Vì thế, hành trình“Lên núi Chúa” không còn
gươm giáo mà chỉ còn lưỡi cày, không thấy giáo mác mà chỉ thấy lưỡi liềm. Các
nước không còn đánh nhau; người ta cũng sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa,
mà tất cả bước đi trong ánh sáng của Chúa.(Is23,2-4)
“Lên núi Chúa”. Đó là tất cả cuộc sống hiện tại và
tương lai của chúng ta. Vì thế chúng ta vừa tiếp tục hành trình vừa chờ đợi và
vừa phải chiến đấu. Vì đây là một hành trình mang trong tâm hồn niềm hy vọng,
nhưng lại chờ đợi một bất ngờ làm nên sức sống mới.
Mọi Kitô hữu chúng ta đều chờ đợi một bất ngờ, vì
biết bất ngờ đó thế nào cũng đến, chỉ không biết rõ khi nào. Đó là Ngày Chúa
Giêsu trở lại trái đất này trong tư cách là Vua xét xử cả nhân loại.
Chờ đợi thường làm cho người ta sao lãng hay nản
chí. Nhưng Giáo Hội là mẹ hiền và khôn ngoan luôn lấy giáo huấn của mình đặt
trên nền tảng của Lời Chúa, để củng cố niềm tin con cái: “Phải kiên nhẫn chờ đợi”.
Nhưng chờ đợi lâu dài, trong cuộc sống hàng ngày với nhịp điệu bình thường, đều
đặn, êm ả, có khi từng bừng…có thể cuốn hút ta vào một vòng xoáy khó có lối ra
và cũng có thể làm người ta mỏi mòn hay
lãng quên.
Tin Mừng Matthew mời gọi chúng ta hãy nhớ lại” Cơn
hồng thủy đã bất ngờ ập xuống vào thời ông Nôê, khi “họ đang ăn, họ đang uống,
họ đang cưới vợ, lấy chồng”. (c.38). Dòng chảy tự nhiên ấy bị cắt đứt đột ngột
bởi cơn hồng thủy. Cuộc sống tưởng như cứ trôi đều, ai ngờ nó phải dừng lại.
Chuyện sinh hoạt trong cuộc sống không phải là điều xấu mà nó vừa là ơn ban vừa
trách nhiệm. Nhưng chúng ta không để mình bị ru ngủ bởi cái nhịp tự nhiên và
quyến rũ của chúng.
Là người
Kitô hữu, chúng ta luôn sống với một con tim tỉnh thức, hướng thượng và sẵn
sàng.Tận tụy nhưng lại không bị mất hút, hết mình nhưng lại tỉnh táo. Sống tưng
bừng giây phút hiện tại nhưng vẫn nhớ đến điểm tới. “Hai người đàn ông đang ở
ngoài đồng, hai người phụ nữ xay một cối (c. 34-35), nhưng số phận chung cuộc của
họ lại khác nhau. Có người được đem đi, có người bị bỏ lại. Làm sao tôi đừng
quyến luyến quay trở lại tìm kiếm những gì không mang giá trị cứu độ. Chớ lo lắng
thoả mãn những dục vọng xác thịt. Vì “ai tự cứu mình thì sẽ mất”.
Tỉnh thức trong cầu nguyện để biến thử thách, khó
khăn, đau khổ…thành những bậc thang giúp ta bước vững vàng trên hành trình “lên
núi Chúa”.
Tỉnh thức trong cầu nguyện, giúp ta hiểu được
chính mình, nghe được tiếng Chúa và mở lòng ra với lời mời gọi của Ngài, không
sợ hãi nhưng nhẹ nhàng và thanh thoát. Dù cuộc hành trình kết thúc vào bất cứ
lúc nào.
Tỉnh thức trong phục vụ là sống vì tha nhân, ra chỗ
nước sâu và “cởi mở tâm hồn đối với những môi trường bên lề cuộc sống, mang lại
an ủi, cảm thương, liên đới và quan tâm đến những người đang sống trong những
tình trạng bấp bênh, đau khổ trên thế giới ngày nay. mang lại an ủi cho người
nghèo, trả lại phẩm giá cho người bị tước mất, nhất là các trẻ em không được trợ
giúp cần thiết để thoát khỏi cảnh nghèo”. Như lời của thánh Gioan Thánh Giá:
“vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về đức bác ái”.(Tông sắc lòng thương
xót)
Lời
chúa mời gọi ta "Hãy tỉnh thức và sẵn sàng" để hướng lòng lên cao,
chiêm ngắm Chúa Giêsu, để bắt chước Người trong cách nói, cách nhìn và cách sống,
hầu trở thành ánh sáng, muối và men cho
mọi người. “Lên núi Chúa” bằng đôi chân của Chúa để loan báo Tin Mừng bình an
và yêu thương.
LỜI NGUYỆN
Lạy Thiên Chúa là Cha của chúng con, Ngày quang lâm của Chúa là ngày Chúa đến với mỗi người chúng con. Xin cho chúng con “Tỉnh thức và sẵn sàng theo cách của Chúa. Đó là dám chọn lựa những gì Chúa Giêsu đã chọn, yêu thương những gì Chúa Giêsu đã yêu, hầu cuộc sống chúng con phù hợp với Thánh Ý Chúa. Để Khi Chúa Giêsu đến …Chúa Cha sẽ chào đón chúng con trong vòng tay yêu thương của Chúa, vì chúng con giống Chúa Giêsu Con của Ngài”. Amen.
Khi ấy, mẹ
và anh em Ðức Giêsu đến gặp Người, mà không làm sao lại gần được, vì dân chúng
quá đông. Họ báo cho Người biết: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng
ngoài kia, muốn gặp Thầy.” Người đáp lại: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những
ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.”
SUY NIỆM:
Gia đinh là
nơi mỗi người chúng ta được sinh ra, lớn lên và được giáo dục về đời sống đạo
cũng như phần đời. Gia đình là nơi hình thành phẩm tính và nhân cách của mỗi con người.Từ những
khác biệt nêu trên, chúng ta có thể nhận ra “con đường thiêng liêng” mà Lời
Chúa mời gọi chúng ta mặc lấy: tương quan thân thuộc do máu huyết trở thành
tương quan thân thuộc do việc thi hành ý muốn của Thiên Chúa; nhưng tương quan
ruột thịt không bị loại bỏ, nhưng được củng bố, sinh hoa kết quả và đạt tới sự
viên mãn trong kế hoạch thông truyền chính Sự Sống của Thiên Chúa.
Với người
công giáo - là một kito hữu, chúng ta tự hào chúng ta không chỉ thuộc về gia
đình huyết thống có cha có mẹ, có ông bà tổ tiên mà còn thuộc về gia đình của
Thiên Chúa qua bí tích Rửa Tội. Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy rõ điều đó qua
câu cuối của đoạn Tin Mừng: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời
Thiên Chúa và đem ra thực hành.”
Như Mẹ
Maria, trước khi đón Ngôi Hai Thiên Chúa vào cung lòng của mình thì Mẹ đã lắng
nghe và thực hành Lời Chúa. Chính vì thế mà Chúa Giêsu đã đề cao Mẹ Maria và khẳng
định: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực
hành.”
Lời Chúa hôm
nay thôi thúc tôi và bạn, chúng ta có là thành viên của gia đình Thiên Chúa qua
việc lắng nghe, tuân giữ và thực hành Lời của Thiên Chúa, bằng một đời sống phục
vụ và yêu thương tha nhânlà hiện thân của Thiên
Chúa? Chính Mẹ Maria đã làm chứng cho chân lý này. Mẹ đã dùng chính của sống
mình để nói lên rằng: Mẹ đã lắng nghe và thực hành Lời Thiên Chúa, Và qủa thực Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của giáo Hội và Mẹ của
mỗi người chúng ta.
LỜI NGUYỆN:
Lạy Mẹ Maria
yêu mến, suốt đời của Mẹ đã lắng nghe và thực hành Lời của Thiên Chúa. Mẹ đã
thuộc về gia đình của Ngài, Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ. Xin Chúa ban cho con
lòng trung thành và yêu mến biết sống giá trị của Tin Mừng để con cũng thuộc về
gia đình của Ngài. Amen.
Dân chúng đứng
nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: "Hắn đã cứu người khác,
thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được
tuyển chọn! "36 Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm
cho Người uống37 và nói: "Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!
"38 Phía trên đầu Người, có bản án viết: "Đây là vua người
Do-thái."
39 Một trong
hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải
là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với! "40 Nhưng
tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa,
mày cũng không biết sợ!41 Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với
việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái! "42 Rồi anh ta thưa với
Đức Giê-su: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!
"43
Và Người nói
với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên
Đàng."
SUY NIỆM:
Hôm nay,
Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo hội cho ta thấy đích đến của người
kito hữu là tin nhận Chúa Giêsu là vua. Vua vũ trụ, Vua của Tình yêu. Trong thư
gởi tín hữu Cô-lô-xê Phao-lô khẳng định: “Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền
lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn
cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi” ( Col 1, 13-14). Hôm nay chúng ta được mời gọi
chiêm ngắm con đường “thăng quan tiến chức” của Vua Giêsu. Cung điện của Ngài
là hàng bò lừa, Ngài đến với nhân loại trong thân thể là “một trẻ sơ sinh, bọc
trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ"( Lc2,7).
Cuộc đời của
Ngài ẩn dật, âm thầm, đơn sơ hằng vâng phục Cha mẹ và tiến tới trong sự khôn
ngoan và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta.(Lc2, 399-40)
Khi bước vào
đời sống công khai, Ngài đã khẳng định: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con
Người không có chỗ tưa đầu”.(Mt 8,20)
Phút đăng
quang của Ngài chính là Mầu nhiệm Thập giá.(Ga 19,1-3)
Quả thực
Chúa Giêsu là vua. Vua Tình Yêu, Khi Ai tôn nhận Ngài là Vua thì người ấy sẽ trở
nên đồng hình đồng dạng với Ngài và được hạnh phúc viên mãn. Con đường và cuộc
sống của Ngài… là một lời mời gọi khi chúng ta tin nhận, bước theo và dấn thân
vì Ngài thì chúng ta sẽ là thần dân của Ngài. Vì Ngài là cứu cánh".
Đức Giê-su không muốn làm Vua theo kiểu loài
người, ở xa và ở trên cao, rồi bắt người khác phải phục vụ, trao ban và hi sinh
cho mình; Đức Giê-su muốn làm Vua theo cách thức của Thiên Chúa, đó là cảm
thông với mọi đau khổ của chúng ta, nhất là sự chết, để chiến thắng sự chết và
chia sẻ và trao sự sống phục sinh và viên mãn của Người cho chúng ta. Ngài luôn tha thiết nói với từng người chúng ta như nói với người trộm lành, nếu chúng ta thật lòng sám hối, ăn năn và canh tân đời sống. "hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng."(Lc 23,43)
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa
Giêsu là Vua của lòng con, xin cho con luôn biết lắng nghe, yêu mến và phụng thờ
Chúa. Vì:
Chúa là nguồn bình an trong khi con hoang mang, nghi ngại và sợ
hãi.
Chúa là ánh sáng chiếu sáng khi con bước đi trong đêm tối của cuộc đời.
Chúa là danh y tốt lành an ủi và chữa lành mọi vết thương trong tâm
hồn con.
Xin cho con
luôn can đảm, dấn thân đi vào con đường Chúa muốn con là nhân chứng. Ước chi, qua
mọi hoàn cảnh, con dám tuyên xưng Chúa là Vua của lòng con.Amen.
Khi ấy, có mấy
người thuộc phái Sađốc, là những người chối không tin có sự sống lại, đến gần
Chúa Giêsu hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, Môsê đã viết cho chúng tôi: nếu ai
có một người anh cưới vợ, rồi chết đi mà không có con, thì người em phải cưới
người vợ đó để anh mình có kẻ nối dòng. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới
vợ, rồi chết mà không có con. Người kế tiếp cưới vợ goá đó, rồi cũng chết không
con. Người thứ ba cũng cưới người vợ goá đó. Và tất cả bảy người đều cưới như vậy
và đều chết mà không để lại người con nào. Sau cùng người thiếu phụ đó cũng chết.
Vậy đến ngày sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong các người ấy, vì tất cả
bảy người đều lấy người ấy làm vợ?"
Chúa Giêsu
trả lời rằng: "Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, song những ai sẽ xét
đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy
chồng; họ sẽ không thể chết nữa, vì họ giống như thiên thần, họ là con cái
Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì
Môsê trong đoạn nói về Bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên
Chúa Isaac, và Thiên Chúa Giacóp. Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết,
mà là của kẻ sống, vì mọi người đều sống cho Chúa".
Bấy giờ có mấy
luật sĩ lên tiếng thưa Người rằng: "Lạy thầy, Thầy dậy đúng lắm". Và
họ không dám hỏi Người điều gì nữa.
SUY NIỆM:
Mỗi tôn giáo
có một niềm tin riêng, Phật giáo tin vào Đức Phật - kiếp luân hồi, Hồi giáo tin
vào Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa!
Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật…Chúng ta,
người công giáo tin vào Thiên Chúa, tin có sự sống đời sau.
Tin Mừng hôm
nay cho ta thấy nhóm người Sađốc đến hỏi Chúa Giêsu về sự sống lại. Nhóm này
thuộc giới quý tộc. Họ bắt tay với Đế quốc Rôma, cốt để giữ địa vị của mình… họ
không tin có sự sống đời sau. Họ dựa vào luật Levirat (trong ĐNL 25, 5tt…) luật
này qui định một người đàn ông có vợ rồi chết, mà không có con, thì người anh
(em) trong gia đình phải lấy người phụ nữ đó để con con nối dõi tông đường. Họ
đã trích dẫn câu chuyện bảy anh em trong một gia đình lấy một người phụ nữ,
nhưng tất cả đều chết. Mục đích của họ muốn chứng minh rằng sống lại là chuyện
lố bịch và mặt khác họ muốn bắt bẻ Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu
không những khẳng định về sự sống lại mà còn cho họ thấy tình trạng về sự sống
lại ở đời sau. Đó là sự sống bất tử, sống như các thiên thần không còn dựng vợ
gả chồng như con cái của đời này. Chúa Giêsu đã trích dẫn Kinh Thánh kể về việc
Thiên Chúa tỏ mình cho ông Môi sê, Người phán:” Ta là Thiên Chúa của Abraham,
Thiên Chúa của Isaac và Thiên Chúa của Giacob. Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ
sống”.(Lc 20,
38)
Chúa Giêsu
cũng nói cho chúng ta về sự sống đời sau như chính Ngài đã khẳng định: “Chính
Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được
sống. ( Ga 11,25-26)
Niềm tin đó
được xác tín hơn vào Mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu qua gương sống của các
thánh và qua giáo huấn của Giáo hội…nhất là chúng ta hãy nhìn vào gương sống của
Mẹ Maria mà hôm nay,
thứ bảygiáo hội dành riêng để tôn kính Mẹ. Mẹ Maria đã giữ truyền thống của Do thái theo tin Thần của Tin Mừng khi Ngài thực hiện
lời Thiên Chúa nhất là qua biến cố Truyền Tin: “ Nầy tôi là nữ tỳ của Thiên
Chúa, xin hãy thực hiện cho tôi như lời
sứ thần truyền” ( Lc 1, 38). Xin Mẹ cầu bầu cho chúng ta noi gương Mẹ sống đúng với Tin Mừng.
Mỗi lần đọc kinh Tin kính là mỗi lần giúp ta tuyên xưng
niềm tin của mình: “...Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần; tôi tin có hội Thánh
hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công; tôi tin phép tha tội; tôi tin
xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy, Amen.
LỜI NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu,
khi ra thăm nghĩa địa,
khi vào viếng phòng hài cốt,
con hiểu rằng mình phải có lòng tin lớn lao
mới dám nghĩ một ngày nào đó
những thân xác hư hoại này sẽ sống lại.
Con người trở về bụi tro,
nhưng bụi tro sẽ trở lại làm người,
vì con người sinh ra là để bất tử như Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu,
trần gian này quá đẹp
khiến con mải mê, quên mình là lữ khách;
thiên đàng lại xa xôi, chẳng có chỗ trong con.
Con loay hoay vun quén cho đời sống cá nhân,
như thể con sẽ sống mãi trên mặt đất.
Xin khơi dậy nơi con
niềm khát khao những điều cao cả.
Xin đừng để con
mãn nguyện với những cái tầm thường.
Ước gì Chúa cho con nếm chút vị ngọt của trời cao,